Thứ Bảy, 26 tháng 4, 2014

Vui một chút



PHÍA SAU
“Phía sau thành công của người đàn ông thường có một người phụ nữ” và phía sau người đàn ông thất bại thì có nhiều phụ nữ.
Vậy phía  sau thành công của một người phụ nữ thì sao ?
-         Không có một người đàn ông nào.
-         Thế thì chỉ thành công một nửa.
-         Nếu có một một số người đàn ông ?
-         Ồ, người phụ nữ ấy còn hơn cả thành công ! ! !
-         Nếu người phụ nữ thất bại ?
-         Phụ nữ không thất bại nếu phía sau có một người đàn ông thực sự.

     Mắt kém
Dạo này mắt kém. Buổi tối đọc sách, nhìn máy tính một chốc là mờ hẳn, có khi mỏi mắt, buồn ngủ.
  Đi đo khám để mua kính. Chả kính nào vừa mắt vì nơi thì bảo cận, nơi lại nói viễn, có nơi phán “loạn thị”, rồi “loạn cận”…vẫn không ăn thua.
  Bóng đèn bị cháy, thay bóng mới. Đọc sách, nhìn màn hình máy tính bỗng sáng rõ ngon lành.
  Hóa ra mắt kém là tại bóng đèn !

     Máy tính
    Thân thể người ta chia làm bốn phần: đầu, mình,tứ chi và máy tính
  Thỉnh thoảng máy tính bị treo, như người lâu lâu cảm cúm trúng gió. Cài chương trình tự động diệt virus cho máy, như người uống thuốc phòng bệnh vậy.
  Một ngày kia bị bệnh lạ: toàn bộ những gì đã xóa bỗng hiện về trong tập tin “hồi đó”.
  Phát hiện chấn động: máy tính bị nhiễm “TUỔI GIÀ” từ người sử dụng.

     Đồng hồ
  Nhìn đâu cũng thấy đồng hồ.
  Trên tường nhà, trên bàn làm việc, trên màn hình máy tính, trênđiện thoại…
  Trong phòng làm việc, phòng họp, phòng của xếp, phòng của lính…
  Đi công tác: Trong xe hơi, trong khách sạn từ sảnh đến phòng ngủ…
Nhưng tiếc cả đồng hồ đều chậm nhanh vài phút khác nhau, khi xem giờ chị luôn tự hỏi: đồng hồ nào đúng ?
  Vì vậy, chị không đeo đồng hồ. Bỡi không muốn nghi ngò chính mình.
……………………………………………..


Chủ Nhật, 20 tháng 4, 2014

Chuyện vỉa hè

Vé Số và Bánh Mì dừng chân ở ngả tư đã một tháng nay nhưng hai người vẫn chưa có dịp để nói chuyện với nhau. Trong khi Bánh Mì hoạt bát, niềm nở với khách thì Vé Số ngồi lặng lẽ, có khi hàng giờ liền. Mọi chuyện tiếp diễn như thế cho đến một hôm.
Trong khi Bánh Mì thoăn thoắt cắt chả, chèn rau vào giữa bánh thì cách đó vài bước chân, Vé Số ngồi lặng, khuôn mặt không biểu lộ vui hay buồn. Đúng lúc đó, có thằng choai choai, đầu nửa xanh nửa đỏ, đỗ xịch xe trước mặt Vé Số giọng đnh chắc:”Cho mười tờ đi !”.
Vé Số chìa xấp vé số ra trước mặt khách hàng. Thằng choai choai rút ra mười tờ rồi cất vào ví, đồng thời lấy tiền từ trong ví thả trước mặt Vé Số. Đang định phóng xe đi, bất ngờ Bánh Mì lao đến, dung chiếc mũ cối vừa lấy từ trên đầu quật tối tấp vào thằng choai choai khiến nó la oai oái. Thằng choai coai mang dáng dấp côn đồ lấm lét lấy ra tờ một tram ngàn choc ho vào túi của Vé Số. Bánh Mì lập tức lấy tờ mười ngàn lúc nãy đưa lại cho nó không quên nhắc nhở:”Đ.M ! Người ta mù, mày không thương thì thôi, còn định ăn cắp của người ta. Mày có phải là ngườ không thằng kia”.
Thằng choai choai rúm ró, chỉ đợi lúc Bánh Mì buông lỏng tay liền phóng xe chạy bạt mạng. Lúc ấy Vé Số mới hỏi:”Có chuyện gì vậy?”. Bánh Mì bảo”À, thằng kia định ăn cắp vé số của ông. Nó láy  mười tờ mà chỉ trả cho ông có mười ngàn . Đám trẻ bây giờ tệ thật !”. Đến lúc đó, khuôn mặt của Vé Số mới có sự biến chuyển, từ không biểu lộ cảm xúc sang căng thẳng lo lắng, rồi từ từ giản ra. Giọng Vé Số như đang thở phào:”Tôi mù không thấy, chỉ trông cậy vào long tốt của mọi người. Cảm ơn ông nhiều lắm”.
Bánh Mì khoát tay:”Ơn huệ cái gì ! Cùng kiếp đứng đường thì bảo vệ nhau thôi”.
Bánh Mì trở về quầy hàng của mình, tiếp tục làm bánh cho khách. Được một lúc, có tiếng Vé Số vọng sang:”Ông có vẻ đắt hàng nhỉ ?”. Rồi Vé Số cười:”Ông bán cho tôi một cái bánh mì, càng rẻ càng tôt”. Bánh Mì đáp:”Vậy bánh mì pate, 10 ngàn một cái nhé ?”. Vé Số bảo:”Cũng được”. Bánh Mì đề nghị:”Thôi,tôi sẽ lấy vé số trừ vào,ông nhớ lựa tờ nào trúng độc đắc ấy nha!”. Vé Số bảo:”Được tỷ rưỡi đó”. Không ai bảo ai, cả Vé Số lẫn Bánh Mì cùng cười giòn tan.
Đang cho ruốc thịt vàn bánh mì, nghĩ thế nào Bánh Mì quyết định xắt them một miếng chả lớn, them rau dưa…rồi cùng cho vào giữa bánh. Lúc cầm bánh thấy cộm lên trong tay, Vé Số không khỏi ngạc nhiên:”Trời ! Sao bánh mười ngàn mà to xụ lên thế này ?”. Bánh Mì cười khà:”Ông khỏi áy náy làm gì. Tôi bán rẻ ông ăn cho no”. Vé Số nghe được, khuôn mặt rưng rung xúc động, như thể lâu rồi mới nhận được tấm thiện tình như vậy.
Sau này khi đã thân thiết thì câu chuyện không còn nhát gừng mà trở nên gần gũi hơn. Một hôm vé Số nói:
-Mà hôm ấy mấy tờ vế số chỉ đáng tram ngàn, ông giúp tôi vậy không sợ nó quay lại trả thù sao ?
Bánh Mì chậm rãi:
-Mình làm đúng thí thôi chứ. Nếu sợ trả thù tôi đã không làm.
Bánh Mì tiếp tục lên tiếng:
-Mà ông đã vợ con gì chưa ?
Vé Số vẫn giữ khuôn mặt bình thản trả lời:
-Tôi đui què mẻ sứt, vợ con gì ông ơi.
Bánh Mì dài giọng
-Đui què có giá của đui què. Ông bà mình chả bảo nồi nào úp vung nấy là gì. Ông cứ cua đại đi đặng còn cs người đõ đần, chia sẻ.
Vé Số im lặng không nói, để măc những vạt nắng nhảy lao xao trên vỉa hè. Bánh Mì cũng không hỏi thêm mà quay về làm bánh cho khách.
***
Ngày hai bận, sáng và chiều Vé Số và Bánh Mì đều ra ngã tư bán cho  đến lúc nào hết hàng mới trở về.
Tranh thủ lúc vắng khách Bánh Mì lại gần Vé Số hỏi chuyện.
-Mà tôi hơi thắc mắc, như tôi bán bánh mì người ta mua ăn được no bụng; còn ông bán vé số, ông đã thấy người ta trúng số bao giờ chưa ?
-Tôi đứng bán lề đường, ai trúng người ta hưởng rôi, đâu ai quay lại báo với tôi mà biết.
Vé Số quay sang Bánh Mì hỏi
-Có vẻ như ông không tin vào chuyện vế số lắm nhí ?
-Tôi thấy khó tin quá. Mình đi làm quần quật còn chưa ăn ai, lại tin vào mấy tờ giấy được đánh số.
-Ừm. Thì đúng là có phải ai cũng trúng tỷ rưỡi đâu nhưng người ta vẫn mua vì người ta vẫn còn có niềm tin. Mỗi ngày tôi vẫn thường giữ lại cho mình một tờ vé số. Tôi đi bán niềm tin cho người ta, nếu mình không tin thì ai sẽ tin mình. Phải có niềm tin mới sống được, ông ạ.
-Rồi những tờ vé số ông giữ lại, có được xơ múi gì không ?
Vé Số cười méo mó:
-Nếu trúng đã không đứng đây hít bụi đường.
Vé Số cười một cách sảng khoái. Như sực nhớ ra, Vé Số móc từ trong túi ra một tờ vé số đưa cho Bánh Mì:
-Hôm nay tôi cũng giữ lại một tờ mà chưa kịp dò. Ông dò giúp tôi.
Bánh Mì lấy điện thoại rồi soạn tin để láy kết quả. Cả hai đều thót tim lại khi tiếng tít tít báo tin nhắn trả về ngay sau đó.
-Không trúng ông ạ-Bánh Mì giọng buồn rầu.
Dường như đã quen với kết quả, Vé Số cười:
-Chắc là tôi chưa đến số hưởng rồi.
Rồi lơ đãng buông tờ vé số cuống đất.
                                          ***
Sáng hôm sau, vừa ngồi xuống Vé Số nói vọng sang:”Cho tôi một pate trứng nhé”.
Không nghe Bánh Mì trả lời, Vé Số gọi lại:”Cho tôi một pate trứng nhé. Đối bụng quá rồi”.
Vừa lúc đó,có tiếng xe ôm chen ngang:
-Mì trứng gì nữa ! Lão đó nghỉ rồi.
Vé Số ngạc nhiên:
-Sao nghỉ?
-Nghe nói hôm qua lão ta trúng số, được tỷ rưởi. Tôi mà trúng số thì tôi cũng nghỉ-Xe ôm trả lời
Vé Số đứng ngẩn người. Vừa lúc đó có chiếc xe xẹt qua, rú ga nhức óc.
                                                        Hồ Huy Sơn
………………………………………………………………………………………………

Thứ Tư, 16 tháng 4, 2014

Cậu học trò trộm sách

LTS: Ngay sau khi đọc chuyện đau lòng nữ sinh bị làm nhục vì hai cuốn truyện, nhà văn Lê Văn Nghĩa gửi đến TUỔI TRẺ đoạn trích trong cuốn sách của ông: Mùa hè năm Petrus như một chia sẻ và mong muốn cách hành xử đau lòng trên không còn tái diễn. Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

Vừa đi ra khỏi quầy sách nó chợt giật mình. Một bàn tay đặt nhẹ lên vai nó. Một người đàn ông trung niên, mặc áo dài tay bỏ trong quần y như mọt công chức vỗ vai nó, nói nhỏ:”Chú có chuyện này muốn nói với con một chút. Con đi theo chú”…
Người đàn ông dẫn nó lên lầu trên. Ông ta dẫn nó đến bàn một ông đang ngồi tính toán sổ sách gì đó. Ông này trán cao, tóc chẻ hai ngôi, răng hơi hô với đôi chân mày rậm. Ông hỏi bằng giọng Nam, nhỏ nhẹ:”Cậu ăn cắp sách hả ?”.
Thằng Mai cúi gằm mặt, khoanh tay nói lí nhí:”Dạ”.
“Cậu láy quyển gì vậy , đưa tôi xem”.
Nó thò tay vào bụng, lấy quyển sách ra. Ông ta cầm quyển sách, ngắm nghía: “chà…Muốn trở thành nghệ sĩ hả ?Làm nghệ sĩ thì tốt nhưng sao lại đi ăn cắp sách ?”.
“Dạ, tại con không có tiền, ông tha cho con lần đầu, lần sau con không tái phạm nữa”.
“Cậu có biết ăn cắp là xấu không ?”
“Dạ biết”.
Ông ta lấy tờ giấy trắng trên bàn, đưa cho nó:”Cậu ngồi đó, làm một tờ khai tên tuổi, hoc trò trường nào..”.
“Dạ, ông đừng báo về trường. Báo về trường chắc con bị đuổi học”.
“Cậu học trường nào?”.
“Dạ…dạ”.
Ông nhìn vào ngực áo thằng Mai, rồi kêu lên:”Học sinh Petrusky à ?Học sinh Petrusky sao lại đi ăn cắp ?”
Thằng Mai xấu hổ muốn độn thổ. Tại sao nó lại không gỡ cái phù hiệu khi ra khỏi trường, làm cho trường bị mang tiếng oan.”Dạ, con ăn cắp không  có lien quan gì trường con hết. Tại con muốn trở thành kịch sinh Trường Quốc gia âm nhạc”.
“Không có trường nào dạy câu ăn cắp hết. Thôi, viết tên tuổi, lý do ăn cắp sách, trường học rồi đưa cho tôi. Ngồi ở cái bàn đó…”.
Khi thằng Mai bts đầu ngồi viết thì ông Trương, chủ nhà sách Khai Trí, chợt nhớ lại ngôi trường mà mình đã học. Lâu quá,lo bận bịu kinh doanh ngành sách ông đã quên mất ngôi trường của mình. Cậu bé ăn cắp sách đã giúp ông nhớ lại ngôi trường mà cậu bé Nguyễn Văn Trường hằng ngày ngồi cắm cúi đọc những quyến sách mượn từ thư viện hay nhịn quà sáng để mua mang vào lớp học. Đôi lúc, trong giờ học vì mải mê đọc sách nên đã bị các giáo sư bắt chép phạt nhiều lần.
Ăn cắp là một tội nhưng ăn cắp sách là một tội nhỏ dễ tha thứ. Những người ăn cắp sách chỉ là những người muốn hiểu biết, nhưng trong hoàn cảnh nào đó người ta không có tiền mua. Thằng bé này không phải là người đầu tiên. Tứ năm 1952, những ngày đầu tiên ông mở nhà sách tại số 62 Bonard rồi Lê Lợi này, nhân viên của ông đã bắt nhiếu người ăn trộm sách. Nhiều nhất là bọn du thủ du thực, khu Cầu Muối vào ăn cắp sách để bán lại cho những hàng bán sách “xon” ngoài vỉa hè. Với bọn này ông Trương thẳng tay giao cho cảnh sát vì bọn họ chỉ cần tiền chứ không cần sách. Còn những người là học sinh,sinh viên, thậm chí những trí thức vì một lý do gì đó ăn cắp sách, ông chỉ cho viết một bản cam kết “không ăn cắp sách” để ngăn ngừa họ tái phạm lần thư hai rồi cho về, bỡi họ là những người ăn cắp sách vì cần chữ.
Thằng Mai viết xong bản cam kết rồi đưa cho ông Trương:”Dạ, thưa ông, con lỡ dại một lần ông tha cho con, xin đừng báo về trường con…”.
“Lần này tôi tha cho cậu, không báo về trường, lần sau…”.
“Dạ con xin thề, không có lần sau. Nếu vào nhà sách này con sẽ mua…”- nó láu táu nói vì mừng.”Dạ thưa ông, con đi về”.
Khi nó vừa bước ra cửa, ông Trương gọi nó lại. Nó giật nẩy mình.Ông chủ nhà sách đổi ý rồi chăng ?
“Dạ ông kêu con ?”.
Ông Trương cầm quyển sách hướng dẫn làm nghệ sĩ đưa cho nó:”Nè, tôi cho cậu quyển sách. Khi nào trở thành tài tử nổi danh nhớ diễn cho tôi xem…”.

                                                   Lê Văn Nghĩa

Thứ Ba, 15 tháng 4, 2014

Tình nhỏ

Những cơn ho khan làm nàng mệt mỏi. Bệnh mãi không dứt mà chuyển nặng thành những tràng ho lien tục, dai dẳng khiến nàng không dỗ được mình vào giấc ngủ đêm. Co ro trong chiếc giường thênh thang, nàng thấy mình trống rỗng và đơn độc.
Trước khi rời khỏi nhà, ông bảo:”Tôi đi công tác nước ngoài, đừng gọi điện”. Thật ra chẳng cần ông dặn dò, không bao giờ được chủ động gọi cho ông là bài học đầu tiên của nàng khi dọn về chung sống. Lần ấy, mãi không thấy ông veefawn tối, nàng sốt ruột gọi điện. Đáp lại là tiếng tút tút kéo dài, gọi lại lần hai thì ông đã ngoài vùng phủ song. Hôm sau ông đến, vẻ lịch lãm biến mất, thay vào là khuôn mặt dữ tợn, méo mó đi vì giận dữ, những lời khắc nghiệt rít qua kẽ răng:”Không được tự tiện gọi điện cho tôi, biết chưa”.
“Cô chỉ việc ở nhà, còn tôi muốn đến đây lúc nào thì đến”. Đó là bài học thứ hai ông gieo vào đầu nàng.
Nếu là anh, anh sẽ làm ngay một chén thơm hấp đường phèn để trị bệnh ho cho nàng. Anh rât rành về công dụng của những loại thảo dược, nên nếu nàng chưa dứt bệnh anh sẽ nấu them một nồi canh lá hung chanh, hoặc hấp tiếp một chén tắc cách thủy.
Anh luôn chiều nàng vô điều kiện. Nhưng chính nàng đã tự tay vứt bỏ tình yêu của mình.
***
Nàng gặp ông trong một lần họp giữa hai công ty. Ông lịch lãm, sang trọng trong bộ cánh đắt tiền. Mái tóc hoa râm, cái bụng bệ vệ càng làm tăng vẻ phong độ cho người đàn ông đã bước qua tuổi ngủ tuần. Ông giữ tay nàng lâu hơn so với những người khác, và nhìn thẳng vào mắt nàng, ông thì thầm chỉ đủ hai người nghe:”Em rất đẹp”. Ông cúi xuống nhìn những ngón tay được cắt gọn gàng, mộc mạc của nàng và bảo:”Nên chăm sóc bàn tay một chút chứ cô bé”. Ông hơi ghé sát lại nàng trước lúc quay đi, lúc ấy nàng mới nhận thấy mùi nước hoa từ ông, quyến rũ và tinh tế.
Đêm ấy nàng không ngủ được. Lần đầu tiên, nàng thấy mùi xăng từ hai cái xe của nàng và anh đang để sát giường sao mà ngột ngạt thế. Nàng thở dài nhìn cái trần nhà loang lổ, những miếng dán tường te tua, rách nát. Nàng muốn ngồi dậy tìm nước uống nhưng đành chịu vì sau khi dắt hai chiếc xe vào để đi ngủ, người và vật phải chen chúc trong căn phòng chật chội, ai ở đâu yên vị đấy đến hết đêm.
***
Lần họp thứ hai, ông tỏ thành ý muốn đưa nàng về nhà. Nàng từ chối và bảo mình sẽ về bằng xe ôm. Nàng tránh nhắc đến anh. Ông dang hai tay kinh ngạc, phải là lầu son gác tía, phải là bốn thành sang trọng mới xứng tầm với nhan sắc của em chứ. Nàng cúi đầu bước đi.
Anh đứng chờ nàng ở góc đường. Trong bộ dạng áo thun bỏ ngoài chiếc quần jean bạc màu, dép lê cùng chiếc xe cũ kỹ, anh chẳng khác xe ôm là mấy. Anh cười tươi tắn đón nàng: “Em họp mệt không? Anh đã nấu sẵn cơn rồi, chờ em về là ăn”.
Lần đầu tiên, nàng không cười khi thấy anh.
***
Những cơn ho dai dẳng khiến khoang mũi, cổ họng nàng xuất hiện đầy đàm. Có lần để giúp nàng dễ thở hơn, anh hăm hở bảo để anh hút mũi cho nàng. Nàng xua tay, thôi thôi. Anh bảo sau này có con, anh sẽ hút đàm cho con như vậy, chứ không thể tin được những máy hút mũi bán ở ngoài.
Đứa con tương lai chưa kịp xuất hiện để anh làm điều ấy thì những lời ngọt ngào như mật, những món quà đắt tiền của ông đã dắt nàng ra khỏi tay anh. Nàng dời khỏi phòng trọ tồi tàn để đến căn hộ xinh xắn, nhiều bóng cây mát mẻ, đầy đủ tiện nghi trong một con hẻm yên tĩnh.
Nàng hơi thất vọng một chút khi biết đó là căn hộ ông thuê. Nhưng nàng vui vẻ lại ngay khi ông bảo đây mới chỉ là chỗ ở tạm thời, căn hộ mà ông đang đồng sang dị mộng với mụ “quỷ cái” rồi sẽ chính thức là của nàng, khi ông làm xong thủ tục ly hôn. Ông không muốn nàng đi làm nữa, ông sẽ chu cấp gấp mấy lần lương nhân viên của nàng.
***
Hốc hác, xanh xao sau nhiều đêm mất ngủ vì ho, nàng gắng gượng đến tiệm thuốc gần nhà. Bác sĩ nhìn nàng bảo bây giờ uống thuốc cắt cơn ho rồi theo dõi tiếp xem thế nào. “Bác chỉ mong cơn ho không bị hen”- bà bác sĩ có khuôn mặt nhân hậu nhìn nàng âu lo.
Cơn ho kéo đến khiến nàng cúi đầu rũ rượi, nhân tiện che giùm nàng giọt nước mắt. Sự quan tâm, lo lắng của người khác, nàng đã từng có thừa, nay phải nhận từ một người hoàn toàn xa lạ.
Ông thì mãi chưa quay về.
***
 Ông không đi nước ngoài, mà đến tỉnh khác để dự một cuộc họp doanh nhân điển hình.
Khi người dẫn chương trình hỏi làm thế nào để cân bằng giữa công việc và gia đình, ông rung rung vẻ xúc động: “Bí quyết của tôi là gia đình. Tôi luôn trở về ăn tối cùng vợ con. Đối với tôi gia đình là điều thiêng liêng nhất, là chỗ dựa để tôi vượt qua mọi khó khăn”.
Máy quay lia đến vợ ông đang đứng gần, một người đàn bà nền nã, đoan trang, không có vẻ gì là “quỷ cái”.
Cơn ho dữ dội đột ngột xuất hiện, dúi nàng xuống sát sàn. Nên nàng bỏ lỡ cảnh quay cặp vợ chồng doanh nhân trên truyền hình đang nhìn nhau âu yếm, viên mãn.
Minh Trang