Thứ Năm, 21 tháng 3, 2013


           Yêu một nàng ca sĩ

                 ( Từ Nguyên Thạch)

   Nàng không còn trẻ. Đã có một đời chồng và một con trai. Nàng ly dị và một mình nuôi con.
   Tôi quen nàng trong một lần ghé phòng trà A, nơi nàng hát hằng đêm. Sau lời giới thiệu của MC, từ một bàn đối diện chỗ tôi ngồi, cô gái mặc áo đen lẻ loi nãy giờ bước lên sàn diễn. Gương mặt nàng không quá đẹp để có thể hấp dẫn cánh đàn ông, thậm chí hơi gầy hai bên gò má, cổ và vai. Nhưng giọng hát nàng thì cứ hút lấy tôi. Quân ngồi cạnh nói hát được đó chứ. Tôi không trả lời vì mải lắng nghe.
   Quân cầm bông có gắn tiền lên sân khấu tặng khi nàng nghỉ giữa bài hát. Nàng cầm lấy nói cám ơn không khách sáo. Tiếng hát nàng lại cất lên. Tôi lắng nghe. Nhắm mắt. Cảm giác như đang trôi trên một dòng sông hoài niệm. Tuổi thơ. Quê nhà. Những ngày lang thang tìm việc. Những tối ôm đàn gảy khúc sonata ánh trăng...Bất chợt  có tiếng cám ơn hai anh bên cạnh. Tôi choàng mở mắt. Nàng ca sĩ hát xong tới bàn cám ơn khách tặng hoa.
   Tôi mời nàng một ly vang trắng. Nàng gật đầu và xin phép được ngồi vào bàn. Nàng hỏi các anh có thường ghé quán không.Tôi trả lời lần đầu. Quân nói em có giọng hát lạ. Có chút gì xa vắng, hững hờ mà lại cuốn hút người nghe. Nàng nói anh nói quá lời. Không quá lời đâu. Tôi nói. Nàng nói như vậy có lẻ em hát bằng kỷ niệm buồn. Quân nói em có kỷ niệm nào có thể chia sẻ cùng tụi anh không. Nàng xin phép hút thuốc. Từ cái giỏ xách nhỏ nhắn như hộp đựng viết của nữ sinh, nàng lấy ra gói Cargill màu xanh đốt thuốc sành điệu.
   Thế là tôi quen Vân. Những lần sau đó không có Quân tôi vẫn tìm tới phòng trà A. Không biết tại sao. Đôi khi đang giảng bài trong lớp tôi thừ người ra vì chợt nghe thoáng qua đầu tiến hát của Vân. Ẩn Lan ơi mái tóc thề...Ẩn Lan ơi em dỗi em hờn...Ẩn Lan ơi như những cơn buồn...Em ơi gọi em là đóa hoa sầu. Đừng gọi em là đóa hoa sầu nghe. Có lần Vân nói thế khi hát xong bài GỌI EM LÀ ĐÓA HOA SẦU, đến ngồi cạnh tôi đốt thuốc. Chung quanh, những ánh mắt đàn ông ném qua ganh tị. Nàng tạo nơi tôi sự tin cậy. Còn tôi không biết tạo ra gì ở nàng mà mỗi lần có tôi nàng rất vui. Nàng nói nhiều. Có lần tôi tới quán trể, nàng chạy tới nói em tưởng anh không tới. Và lần nào tôi cũng ngồi tới khi quán đóng cửa.
   Một lần tiễn tôi ra cửa, bất ngờ nàng hôn vào môi tôi.
   Tôi không nói với Quân quan hệ giữa tôi với Vân. Tôi không thích mình trở thành đề tài để mọi người nồi tám trong cơ quan.
   Mùa hè, các em sinh viên rủ tôi đi chơi biển. Tôi đưa Vân theo. Đêm lửa trại, các em sinh viên nhưng Vân không hát dù tôi nài nỉ. Khi còn hai người trong phòng tôi hỏi Vân sao không hát. Vân nói em xin lỗi anh nhưng em đang muốn quên đi cacis nghề của em. Vì sao. Vì ở phòng trà em không sống cho mình. Em là thứ để người tamua vui. Em phải chiều. Còn ở đây em thích được là mình. Nàng ôm cổ tôi nói những giây phút quý giá như thế này em muốn giữ lại. Tôi ôm lấy nàng. Cổ tôi nghèn nghẹn.
   Nàng kể hồi nhỏ ở với bà ngoại. Ba mẹ nàng chia tay khi nàng lên ba. Nàng kể ba lấy súng bắn thủng ngực mẹ. Máu phọt ra. Nàng chứng kiến. Sau đó ba nàng kê súng vào đầu bóp cò. Nàng chứng kiến. Âm nhạc chữa lành vết thương tuổi thơ của nàng. Nàng nói. Những bài hát thiếu nhi nuôi nàng lớn lên...Năm mười tám tuổi nàng đi hát để nuôi bà ngoại. Rồi ngày kia có một người đàn ông tới nghe nói sẽ lăng xê tiến hát của nàng. Nàng ngây thơ nói không cần. Nếu hát hay thì mọi người sẽ biết. Gã cốc đầu nàng nói rồi em sẽ hiểu. Không phải tài năng làm nên nghệ thuật mà đồng tiền làm nên nghệ thuật. Tiền cát sê càng cao có nghĩa tiếng hát càng có giá. Chân lý nghệ thuật chỉ đơn giản thế thôi. Nhưng hồi đó nàng còn thánh thiện. Nàng không có nhu cầu được lăng xê. Nàng nghĩ đơn giản người đàn ông ấy yêu nàng. Nàng chỉ cần có thế. Thứ nàng thiếu suốt tuổi thơ...
   Nàng nói nàng không có tuổi thơ, không biết tình cha, tình mẹ, không hiểu tình nghĩa vợ chồng. Mọi thứ sao quá mơ hồ với nàng. Chỉ tiếng hát của nàng khi cất lên  là nổi đau có thật. Nó khắc khoải, đợi chờ. Chỉ cần một bàn tay nắm là nàng có thể khóc. Và một hôm tôi bước vào đời nàng.
   Đó là thời gian hạnh phúc nhất  của em. Nàng nói. Nhưng hạnh phúc là điều gì quá  xa xỉ với một cô ca sĩ trời bắt phải đau khổ suốt đời. Tôi yêu nàng thật sự. Đó là khoảng thời gian tôi sông chung với mộng mị nhiều hơn đời thực bên ngoài. Tôi trôi trong giọng hát của nàng. Ỏ đó có vị mặn và nước mắt. Nàng hát bằng sự ám ảnh của phận người.
   Chúng tôi dọn về ở trong một căn hộ chung cư bình dân. Lương giáo viên của tôi không đủ cho nàng được ở một nơi tốt hơn dù lòng tôi rất muốn. Lúc này con trai nàng gửi bà ngoại. Ở chung tôi mới nhận ra nàng có cuộc sống thật khác lạ. Nàng ngủ dậy rất muộn. Có hôm quá trưa tôi đi dạy về vẫn thấy nàng còn ngủ. Tôi làm thức ăn rồi gọi nàng dậy. Buổi chiều, tôi vừa về nhà là nàng sửa soạn ra đi. Nhiều hôm tôi ở nhà một mình, buồn quá uống hết cả chai vodka rồi ngủ khò. Nàng về lúc nào không hay. Tôi lại dậy sớm đi dạy lúc nàng đang ngủ.
   Nếu bạn hỏi tình yêu một cô ca sĩ, thú thật tôi sẽ ngập ngừng vì không biết chắc đó là câu chuyện có thật hay mơ. Chỉ biết từ đó khi nghe câu hát, khi biết em mang kiếp cầm ca, đêm đêm phòng trà đem tiếng hát dâng cho mọi người. Hỏi rằng anh ơi còn yêu em nữa không...là tôi muốn khóc.

9 nhận xét:

  1. Những người đến hát ở phòng trà có nhiều loại ;có người muốn tới đó như để thực tập,để rồi bước lên những bậc thang cao hơn,có người đơn thuần chỉ là vì bát cơm cho bản thân và gia đình như cô gái này,một cô gái đáng thương vì vào cái tuổi đẹp nhất của người con gái phải chứng kiến cái chết của Bố Mẹ.

    Trả lờiXóa
  2. Giá họ đừng lấy nhau thì hay hơn.

    Trả lờiXóa
  3. Nếu một người không làm nghệ thuật lấy một người nghệ sĩ thì anh (chị) ta phải biết thông cám và chấp nhận. Nghệ sĩ có cách sống đặc thù của họ, không giống chúng ta.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Có lẻ chị là người hiểu đời sống của giới nghệ sĩ và nội tâm của họ hơn các cụ làng ta.

      Xóa
  4. Đúng là như vậy chị à. Yêu và lấy nghệ sỹ là hai điều khác nhau...Ngay cả các thi sĩ văn sỹ cũng vậy. Nên cuộc sống của họ nhiều khi trắc trở...ly hôn là chuyện như cơm bữa...mà ai cũng tốt và cũng khổ...

    Trả lờiXóa
  5. Các bạn nói đúng quá. Chẳng nên lấy văn nghệ sĩ. Đã lấy thì phải chịu đựng, không là tan. Trên đời nhiều kiểu khổ quá.

    Trả lờiXóa
  6. Thử gửi cho Lệ
    Câu đố của cô hầu bàn.
    Bốn người khách vốn thuộc hạng văn thi sĩ ... vào một quán nhậu. Trong khi chọn món ăn, cô hầu bàn đến cười duyên : “Em rót bia cho mấy anh nhé?”
    Anh A liền tán :
    - “Xin lỗi, em mỹ danh là gì, ở đâu ?”
    Cô cười dịu dàng:
    - “Hỏi quê… rằng biển xanh dâu,
    Hỏi tên… rằng mộng ban đầu đã xa”.
    Anh B vỗ đùi:
    - “Úi chà ! Giỏi thơ thiệt ! Tuyệt vời. Rót bia đi”.
    - “Dạ . Cảm ơn quí anh”.
    Anh C đon đả :
    - “Lấy thêm ly. mời Em cùng ngồi uống cho vui”.
    - “Dạ”.
    Thế là bàn có một bông hồng giữa đám sỏi đá.
    Anh D mời tất cả cụng ly :
    - “Coi bộ em giỏi thơ văn nhỉ !”.
    Cô cười rất duyên :
    - “Em cũng học mót chút ít để góp chuyện cho vui mà. Quí anh không thấy phiền chứ ? Chắc quí anh giỏi văn thơ lắm thì phải? ”
    Anh A xoa bụng, ưỡn ngực :
    - “Cũng đủ xài. Ai hỏi gì nói nấy. Nhất là lãnh vực văn học. Không bao giờ bị kẹt”.
    - “Thế là quá giỏi rồi. Vậy, em đố các anh về lĩnh vực văn học nhé?”
    Cả bàn nhốn nháo hẳn lên, vui như cá gặp nước. Họ là nhà giáo, nhà thơ , nhà văn cả … hớn hở cụng ly chờ đợi cuộc vui .
    Cô gái cười, cất giọng oanh vàng :
    - “Nếu có một ông khỏa thân” (trần truồng) cõng một ông cũng khỏa thân… Câu tục ngữ nào tả được cảnh này ?”.
    Bốn vị khách không tìm ra câu tục ngữ nói về trường hợp hy hữu này …
    Anh C thẳng thắn :
    - “Chúng tôi thua. Cô giảng đi. "
    Cô bình tĩnh giải thích:
    - "Này, một ông khỏa thân, cõng trên lưng một ông cũng khỏa thân… Lúc ấy sẽ có tình trạng mà tục ngữ nói: “Gậy ông đập lưng ông”.
    - “Úi trời! Đúng quá”
    Cả bàn cười rộ . Vừa rót thêm bia, cô vừa đố tiếp:
    - “Cũng cái ông khỏa thân ấy, ông ta nhảy tõm xuống ao, tục ngữ nói sao nào?”
    Bốn vị khách lại bí … Họ lại yêu cầu cô giải đáp.
    Cô cười tủm tỉm :
    - “Ông khỏa thân mà nhảy xuống ao sẽ gây nên cảnh: “Chim sa cá lặn”.
    Cả bàn cười vang như pháo tết.
    - “ Úi trời ! Đúng quá đi. Cá trông thấy chim hãi quá phải lặn là cái chắc !”
    Thừa thắng xông lên, cô ta đố tiếp:
    - “Thưa quí anh, cũng cái ông khỏa thân ấy, ông ta ngồi lên hòn đá, tục ngữ bảo sao nào ?”
    Bốn khuôn mặt thông minh kia lại đờ đẫn. Cô gái thong thả giải thích :
    - “Ông khỏa thân ngồi lên hòn đá, lúc ấy tục ngữ phán rằng: “Trứng chọi đá !”
    Cả bàn cười vang.
    Ông D hăm hở :
    - “Đúng quá đi chớ . Trứng này không bể được ! Còn nữa không ? ô gái tiếp :
    - "Cũng cái ông khỏa thân đó nữa, nay lại ngồi bệt xuống đất không chịu đứng dậy thì theo «tục ngữ» các ông nói sao ?
    Bốn khuôn mặt sáng láng trông thật thảm thương, bí rị.
    Cô gái tiếp :
    - "Cái ông khỏa thân ngồi bệt xuống đất diễn ra cảnh mà «tục ngữ»gọi là «Đất lành chim đậu» . Đúng chưa ?
    Cả bọn cười vang ....
    Chia sẻ:

    Trả lờiXóa
  7. Hai người trong chuyện này có cuộc sống quá khác nhau, đáng lẽ họ chỉ nên yêu, rồi bỏ, rồi yêu, rồi lại bỏ rồi có thể lại yêu... không nên lấy nhau.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. KG phát biểu gì kỳ vậy ? Tại sao "..nên yêu, rồi bỏ, rồi yêu, rồi lại bỏ..." ?
      Nếu không lấy nhau mà vẫn yêu thương nhau thì cứ yêu tương trong lòng và nếu có thể thì cũng chăm sóc, chia sẻ với nhau (hoặc ngoài đời hoặc trong tư tưởng - có ai cấm được đâu). Đâu có phải cứ thương là phải ở với nhau.

      Xóa

hoangthnhatle@yahoo.com.vn