Thứ Ba, 15 tháng 1, 2013

Hôm qua em đi chùa Hương

>  Lai lịch bài thơ “ Hôm qua em đi chùa Hương” của Nguyễn Nhược Pháp

> Hôm qua em đi Chùa Hương - Thi sĩ Nguyễn Nhược Pháp và “Người đẹp áo 
> đen”. 

> Nguyễn Nhược Pháp, sinh ngày 12/12/1914, quê làng Phượng Vũ - Phú Xuyên 
> - Hà Tây. Năm 18 tuổi, ông bắt đầu sự nghiệp viết báo, làm thơ, truyện 
> ngắn và kịch.

Nguyễn Nhược Pháp được hai nhà phê bình thơ nổi tiếng 
> nhất lịch sử Việt Nam là Hoài Thanh, Hoài Chân đánh giá: "Với vài ba 
> nét đơn sơ, Nguyễn Nhược Pháp đã làm sống lại cả một thời xưa. Thơ ông 
> đậm đà những nét phong tục xưa, những nếp văn hoá truyền thống được thể 
> hiện qua những nét tinh tế mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc nhưng không 
> thể thấy dấu tích một nhà thơ xưa nào. Người mất năm 24 tuổi, tấm lòng 
> trắng trong như hồi còn thơ".
> [http://thvl.vn/wp-content/uploads/2010/10/2710nguyennhuocphap.jpg]Thi 
> phẩm Chùa Hương ra đời trong hoàn cảnh rất kỳ thú. Hội Chùa Hương năm 
> 1934, ông cùng nhà văn Nguyễn Vỹ và hai người bạn nữ sinh Hà thành đi 
> trẩy hội. Đến rừng mơ, hai văn nhân gặp một bà mẹ cùng cô gái độ tuổi 
> trăng rằm vừa bước lên những bậc đá vừa niệm phật "Nam Mô Cứu Khổ Cứu 
> Nạn Đại Từ Đại Bi Quan Thế Âm Bồ Tát”.

> Vẻ đẹp thánh thiện mang nét chân quê của cô gái đã hớp hồn hai chàng 
> thi sĩ khiến họ trân trân nhìn quên cả hai bạn gái cùng đi. Nguyễn 
> Nhược Pháp lại gần hỏi:

> "Tại sao trông thấy chúng tôi cô lại không niệm phật nữa?"

> Cô gái bối rối, thẹn thùng như muốn khóc. Hai người bạn gái gọi hai 
> chàng thi sĩ để đi 
> [http://thvl.vn/wp-content/uploads/2010/10/2710nguoiphunu.jpg] tiếp 
> nhưng họ đã bị hớp hồn, tai đâu còn nghe thấy. Giận dỗi, họ bỏ đi. Lúc 
> bừng tỉnh, hai văn nhân không thấy các cô đâu, vội len thốc len tháo, 
> lách qua những dòng người đang trẩy hội nhưng tìm đâu cho thấy. Mệt và 
> ngán ngẩm, hai thi sĩ quay lại tìm cô gái chân quê thì cả hai mẹ con 
> cũng đã lẫn vào dòng người.

> Đêm đó, Nguyễn Nhược Pháp không sao chợp mắt được. Hình ảnh cô gái chân 
> quê đi chùa Hương khiến ông xúc động viết lên những vần thơ có sắc màu 
> tươi vui, hình ảnh ngộ nghĩnh, cả hồn người lẫn vẻ đẹp của ngày xưa 
> hiện lên trên từng câu, từng chữ :

> Hôm nay đi Chùa Hương,
> Hoa cỏ mờ hơi sương.
> Cùng thầy me em dậy,
> Em vấn đầu soi gương.

> Khăn nhỏ, đuôi gà cao,
> Em đeo giải yếm đào;
> Quần lĩnh, áo the mới,
> Tay cầm nón quai thao.

> Me cười: «Thầy nó trông!
> Chân đi đôi dép cong,
> Con tôi xinh xinh quá!
> Bao giờ cô lấy chồng?»

> Em tuy mới mười lăm
> Mà đã lắm người thăm,
> Nhờ mối mai đưa tiếng,
> Khen tươi như trăng rằm.

> Nhưng em chưa lấy ai,
> Vì thầy bảo người mai
> Rằng em còn bé lắm!
> (Ý đợi người tài trai.)

> Em đi cùng với me.
> Me em ngồi cáng tre,
> Thầy theo sau cưỡi ngựa,
> Thắt lưng dài đỏ hoe.

> Thầy me ra đi đò,
> Thuyền mấp mênh bên bờ.
> Em nhìn sông nước chảy
> Đưa cánh buồm lô nhô.

> Mơ xa lại nghĩ gần,
> Đời mấy kẻ tri âm?
> Thuyền nan vừa lẹ bước,
> Em thấy một văn nhân.

> Người đâu thanh lạ thường!
> Tướng mạo trông phi thường.
> Lưng cao dài, trán rộng.
> Hỏi ai nhìn không thương?

> Chàng ngồi bên me em,
> Me hỏi chuyện làm quen:
> «Thưa thầy đi chùa ạ?
> Thuyền đông, trời ôi, chen!»

> Chàng thưa: «Vâng thuyền đông!»
> Rồi ngắm trời mênh mông,
> Xa xa mờ núi biếc,
> Phơn phớt áng mây hồng.

> Dòng sông nước đục lờ.
> Ngâm nga chàng đọc thơ.
> Thầy khen: «Hay! Hay quá!»
> Em nghe rồi ngẩn ngơ.

> Thuyền đi, Bến Đục qua.
> Mỗi lúc gặp người ra,
> Thẹn thùng em không nói:
> «Nam Mô A Di Đà!»

> Réo rắt suối đưa quanh.
> Ven bờ, ngọn núi xanh,
> Nhịp cầu xa nho nhỏ.
> Cảnh đẹp gần như tranh.

> Sau núi Oản, Gà, Xôi,
> Bao nhiêu là khỉ ngồi.
> Tới núi con Voi phục,
> Có đủ cả đầu đuôi.

> Chùa lấp sau rừng cây.
> (Thuyền ta đi một ngày.)
> Lên cửa chùa em thấy
> Hơn một trăm ăn mày.

> Em đi, chàng theo sau.
> Em không dám đi mau,
> Ngại chàng chê hấp tấp,
> Số gian nan không giàu.

> Thầy me đến điện thờ,
> Trầm hương khói tỏa mờ.
> Hương như là sao lạc,
> Lớp sóng người lô nhô.

> Chen vào thật lắm công.
> Thầy me em lễ xong,
> Quay về nhà ngang bảo:
> «Mai mới vào chùa trong.»

> Chàng hai má đỏ hồng
> Kêu với thằng tiểu đồng
> Mang túi thơ bầu rượu:
> «Mai ta vào chùa trong!»

> Đêm hôm ấy em mừng.
> Mùi trầm hương bay lừng.
> Em nằm nghe tiếng mõ,
> Rồi chim kêu trong rừng.

> Em mơ, em yêu đời!
> Mơ nhiều... Viết thế thôi!
> Kẻo ai mà xem thấy,
> Nhìn em đến nực cười!

> Em chưa tỉnh giấc nồng,
> Mây núi đã pha hồng.
> Thầy me em sắp sửa
> Vàng hương vào chùa trong.

> Đường mây đá cheo veo,
> Hoa đỏ, tím, vàng leo.
> Vì thương me quá mệt,
> Săn sóc chàng đi theo.

> Me bảo: «Đường còn lâu,
> Cứ vừa đi ta cầu
> Quán Thế Âm Bồ Tát
> Là tha hồ đi mau!»

> Em ư? Em không cầu,
> Đường vẫn thấy đi mau.
> Chàng cũng cho như thế.
> (Ra ta hợp tâm đầu.)

> Khi qua chùa Giải Oan,
> Trông thấy bức tường ngang,
> Chàng đưa tay lẹ bút
> Thảo bài thơ liên hoàn.

> Tấm tắc thầy khen: «Hay!
> Chữ đẹp như rồng bay.»
> (Bài thơ này em nhớ,
> Nên chả chép vào đây.)

> Ô! Chùa trong đây rồi!
> Động thắm bóng xanh ngời.
> Gấm thêu trần thạch nhũ,
> Ngọc nhuốm hương trầm rơi.

> Me vui mừng hả hê:
> «Tặc! Con đường mà ghê!»
> Thầy kêu: «Mau lên nhé!
> Chiều hôm nay ta về.»

> Em nghe bỗng rụng rời
> Nhìn ai luống nghẹn lời!
> Giờ vui đời có vậy,
> Thoảng ngày vui qua rồi!

> Làn gió thổi hây hây,
> Em nghe tà áo bay,
> Em tìm hơi chàng thở.
> Chàng ôi, chàng có hay?

> Đường đây kia lên trời,
> Ta bước tựa vai cười.
> Yêu nhau, yêu nhau mãi!
> Đi, ta đi, chàng ôi!

> Ngun ngút khói hương vàng,
> Say trong giấc mơ màng,
> Em cầu xin Trời Phật
> Sao cho em lấy chàng

> Giai nhân Hà thành Đỗ Thị Bính sinh năm 1915, tại ngôi nhà số 37 Hàng 
> Đẫy bây giờ. Phố Hàng Đẫy bây giờ đã được đổi tên thành phố Nguyễn Thái 
> Học. Căn nhà số 37 cũng được đổi thành số nhà 67. Ngôi nhà xưa không có 
> thay đổi, theo lối kiến trúc của Pháp dành cho những gia đình thượng 
> lưu thời bấy giờ. Trước nhà, giàn hoa hồng gai vẫn còn đó, như là những 
> chứng tích hiếm hoi gắn liền với những câu chuyện về tuyệt thế giai 
> nhân.
> Đỗ Thị Bính là một trong 19 người con của cụ Đỗ Lợi, nhà thầu khoán 
> thuộc hàng lớn nhất Hà Nội trước năm 1930 và là một trong những thành 
> viên của dòng họ Đỗ "Bá Già" (thôn Tiên Lữ, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh 
> Phúc).
> [http://gfx1.hotmail.com/mail/w4/pr04/ltr/i_safe.gif]Trong 3 người con 
> giữa cụ Đỗ Lợi và cụ bà Nguyễn Thị Quỹ, Đỗ Thị Bính là người con gái cả 
> xinh đẹp nết na, là sắc nước hương trời Hà thành thuở đó. Dưới Đỗ Thị 
> Bính là người em trai có tên Đỗ Huân. Sau này, Đỗ Huân đã trở thành một 
> tên tuổi lớn trong làng nhiếp ảnh Việt Nam, người đầu tiên nhận giải 
> thưởng ảnh quốc tế cho tác phẩm "Hạnh phúc" và cũng là người trực tiếp 
> lưu giữ những hình ảnh về thời xuân sắc của người chị gái xinh đẹp bậc 
> nhất Hà thành, Đỗ Thị Bính, lúc bấy giờ.
> Sinh thời, bà Bính có thói quen mặc đồ đen. Có lẽ, đó cũng là lý do để 
> người đời gọi bà là "người đàn bà áo đen". Áo dài tay hay áo ngắn tay, 
> tuyền là gam màu đen sang trọng. Sự tinh tế của người đẹp thường biết 
> sử dụng những màu quần áo thích hợp để tôn lên vẻ đẹp của mình, dù 
> nhiều lúc đó là những trang phục giản dị và dân dã. Màu đen đã làm cho 
> vẻ đẹp của bà Bính thêm vẻ huyền bí, tôn thêm làn da trắng và sự sang 
> trọng, nghiêm trang của người đẹp.

> Đang học lớp 4 tại trường Tây, một buổi chiều tan học, trong lúc mải 
> ríu rít với bè bạn, Đỗ Thị Bính suýt bị một chiếc xe hơi cán phải. Lo 
> lắng cho cô con gái rượu, người cha là nhà tư sản giàu có nhất nhì Hà 
> Nội, cụ Đỗ Lợi, đã không cho người đẹp đến trường mà mời thầy về nhà để 
> dạy riêng. Với tư chất thông minh và sự ham học, bà Bính đã tự mình 
> trang bị cho mình những tri thức, xứng đáng là người tài sắc vẹn toàn.

> Người đẹp Đỗ Thị Bính cũng hiểu được tình cảm của cậu công tử con ông 
> Nguyễn Văn Vĩnh có tình ý với mình. Thế nhưng, tình thì có, nhưng duyên 
> thì không. Nhà thơ đa tài, mệnh bạc đã sớm ra đi, ở tuổi 24 (năm 1939). 
> Cũng năm ấy, người đẹp lên xe hoa, kết duyên với chàng trai Bùi Tường 
> Viên khi đó vừa mới du học bên Pháp về.

> Trong ký ức của những người con, người đẹp Đỗ Thị Bính là một giai nhân 
> tài sắc vẹn toàn. "Ngay đến bữa ăn cùng gia đình chồng, khi nào mẹ tôi 
> cũng là người ăn sau cùng, phục vụ cho bố mẹ chồng, chồng con ăn trước… 
> Cho đến những ngày tháng cuối đời, bà vẫn giữ thói quen không bao giờ 
> đến các hàng quán ngoài chợ để ăn hàng, mà nhất mực trung thành với món 
> bún thang do tự tay mình chế biến… Chính chúng tôi sau này cũng bất 
> ngờ, bởi không nghĩ mẹ mình đẹp đến thế. Mà, cũng may mắn những bức ảnh 
> của mẹ tôi hồi thiếu nữ, đều do ông cậu tôi là nhà nhiếp ảnh Đỗ Huân 
> chụp chị gái mình. Đấy là những câu chuyện thực về một trong bốn tứ mỹ 
> Hà thành vẫn được nhắc đến như những câu chuyện huyền thoại từ trước 
> đến giờ!", bà Bùi Thị Mai, con gái người đẹp Đỗ Thị Bính ngậm ngùi xúc 
> động.

> __*._,3.X        ( sưu tầm )

13 nhận xét:

  1. Thật lãng mạn ! Nghe lại những câu chuyện giai nhân Hà thành ngày xưa cũng như những mối tình đậm chất tiểu thuyết thời kỳ 30-45, tự nhiên thấy lòng thanh thản và phơi phới yêu đời ! Cảm ơn cụ ! Hình như cụ dạo này chuyển từ chủ nghĩa tiếu lâm sang chủ nghĩa lãng mạn thì phải ! Nhưng ở câu chuyện đầu, 2 chàng công tử si tình quên cả phép lịch sự . Ai lại bỏ rơi 2 tiểu thư đi cùng để theo đuối bóng hồng vừa mới phát hiện thế nhỉ ?

    Trả lờiXóa
  2. Chị vắng đâu mà em tìm đọc bài mới mãi! Hôm nay đọc thấy mừng quá! Em rất thích bài hát này. Còn bài thơ hay nhưng dài...quá . Bây giò chả thuộc được!

    Trả lờiXóa
  3. Cảm ơn cụ Nhật Lệ đã cho đọc 1 bài hay quá. Tôi rất mừng vì cụ đã lấy lại khí thế. Mong cụ luôn vui và khỏe mạnh, mọi bệnh tật yếu đau tiêu tan hết nhé.

    Trả lờiXóa
  4. hì.. yêu đời cô ạ.
    từ bé con thích bh này, giờ mới biết giai thoại thú vị thật, ngày bé vì nhà con cũng chả xa là bao vùng HĐ nên hầu như năm nào cũng đi Chùa Hương mỗi lần nghe bh này lòng lại thấy rộn ràng.

    Trả lờiXóa
  5. Cụ Nhật Lệ chân lành khoẻ rồi sao ? Lại có hứng đi Chùa Hương , nhất định phải ra Bắc rồi; xin chúc mừng.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tôi cũng định đi chùa Hương, nhưng tìm mãi không có ông nhạc sĩ nào chịu sáng tác bài , sợ sau khi bài này được công bố thì chr ai dám đi chùa Hương nữa.

      Xóa
    2. Sao lại sợ chứ? Luôn có người hăng say đi Chùa Hương.
      Tiếc thay tôi không phải nhạc sĩ. Nếu ra đề toán thì tôi giải ngay.

      Xóa
  6. chào bạn N.L ! chúc bạn luôn khỏe mạnh để có dịp ra HÀ NỘI đi chùa HƯƠNG !
    tôi cũng có bài sưu tầm về mĩ nhân ĐỖ THỊ BÍNH cách đây ko lâu.Chắc bạn ko nhớ cụ ĐỖ THỊ BÍNH và CỤ NGUYỄN TƯỜNG VIÊN là thân sinh bạn BÙI TƯỜNG ANH k5 LS.QL ,hội lớp vừa rồi bạn Anh cũng đến dự. còn bà BÙI THỊ MAI là em gái BÙI TƯỜNG ANH.CỤ BÙI TƯỜNG VIÊN (đã mất) trước đây là viện phó viện hóa học CN -Nơi tôi công tác.hồi nhà TƯỜNG ANH ở số 10 HỒ XUÂN HƯƠNG (HÀ NÔI) Tôi vẫn hay đến chơi.bà MAI cùng học với em gái của tôi ở trường TÂY SƠN ,cạnh hồ THIỀN QUANG.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thế NT có diễm phúc nhìn thấy mỹ nhân Đỗ Thị Bình lần nào không ? Bà Mai có được thừa hưởng phần nào nhan sắc của mẹ không ? (xin lỗi,hơi tò mò).

      Xóa
  7. Bài thơ "em đi chùa Hương" tôi đã đoc nhiều lần ,câu chuyên lai lịch tác giả cung đã nghe đâu đó, Ban đưa câu chuyện này lên lam tôi nhơ đên câu chuyên đi tìm cái cô bé tóc đuôi gà ấy nhưng có thấy đâu chỉ còn nỗi cô đơn vì " chùa Hương vắng em ". Nay đến chua Hương thì " Mơ chua rau xắng lại già,còn đâu bím tóc đuôi gà, còn đâu ". và rồi " Thiếu em nắng cũng bạc mầu,thiếu en Hương tích rộng thênh, Người chen vai vẫn thấy mình bơ vơ" ,thầm mong sao "bao giơ cho đến bao giơ, Hội chua Hương để cho thơ tìm người"..

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mơ lúc nào cũng đẹp,
      Ngậm ngùi, luyến tiếc lúc nào cũng buồn.
      Cuộc sống hơi trần tục làm cho cúng ta luôn muốn níu kéo những khao khát thi vị,ước mơ bay bổng,lãng mạn...,làm cho tâm hồn của chúng ta phong phú hơn lên.
      Cô bé tóc đuôi gà nay chắc đã bạc đầu Công Lý ạ, tuy nhiên Nàng vẫn đẹp mãi trong mộng tưởng, hoài niệm của nhiều người.
      CL hãy giữ lấy tâm hồn lãng mạn của riêng mình trong đời sống hiện tại.

      Xóa
  8. Cảm ơn bạn Nhật Lệ đưa bài thơ và câu chuyện tình ( tuy không thành nhưng thành thơ, đúng không?) của tác giả nhà thơ đoản mệnh. Lại nhờ bài này mà tôi được biết người đẹp đó ( xin bác tha lỗi tôi dùng từ này cho đúng ngữ cảnh và cảm xúc thơ) chính là thân mẫu bạn Bùi Tường Anh chí tình của chúng ta.

    Trả lờiXóa
  9. Rất vui và cảm động !

    Trả lờiXóa

hoangthnhatle@yahoo.com.vn