Thứ Ba, 23 tháng 6, 2015

Chuyện của Tỷ Phú Đỏ




     Chuyên của Tỷ phú Đỏ  có thật ?


 Kỳ gai : 
   - Alo ! Bà Lệ hả ?
   - Ừa ! Có gì không ?
   - Đi uống caphe với bọn này không ?
   - Xong ngay ! Nhưng có vụ gì mà mời người ta bất tử vậy ?Chắc sắp có bão lớn.
   - À, là có mấy cụ QL ngoài HN vào "thị sát Sài Gòn" cả tháng nay, hôm nay sắp trở ra HN nên mời NL đi uống caphe cho vui.
   - Thế có những ông "Tướng" nào ?
   - Công Lý, Hữu Hùng, 3B, Q.Trung, K Phi và tôi.
   - Đón tôi bằng taxi nha ! Có cần phải "sửa sang sắc đẹp không ?
   - Bà thì không cần, nếu phải "sửa " thì chúng tôi là người cần sửa".
   - Quán caphe nào, xa không ?
   - Quán MẠC SẦU ở Tân Bình, gần nhà Tỷ phú Đỏ.

   Chúng tôi bước vào quán, cảm nhận ban đầu là sạch sẽ, bài trí rất trang nhã, lịch sự với đội ngũ tiếp viên rất trẻ và xinh đẹp , tuổi chắc chỉ từ 20-30.
   Mấy "ông tướng" nhà mình có vẽ rất quen thuộc.
Tôi hỏi: ủa, các cụ quen quán này rồi à ?
 Hữu Hùng:- cũng quen gần tháng nay rồi.
   - Bái phục các Bố !
 Mọi người chủ yếu uống trà nóng, 3B uống caphe, còn tôi thì uông chanh dây.
   Quán  này đặc biệt nhạc rất hay, nhiều bản buồn và rất quen thuộc.Nhạc ở quán này đúng sở thích của Công Lý.
   Chúng tôi ngồi khoảng 45', nói đủ các thứ chuyện. Tôi hỏi QT sao tôi nghe tên quán này giống như tên một nhân vật ở trong chuyện KTVM của XH quá.Chủ quán là ai, đặt tên lâu chưa ?
QT bảo, chủ quán là một phụ nữ người Hà Tĩnh, giầu có và trước nó có tên là CHIỀU TÍM, sau cách đây nửa năm đổi thành Mạc Sầu, quán này ông N rành lắm.
   Lúc mọi người đứng dậy chuẩn bị ra về, tôi thấy cụ nào cũng nhấc ly nước lên và cầm mẫu giấy xanh được đặt dưới đế ly, liếc nhìn,(vẻ thất vọng).
   Tôi hỏi: giấy viết gì vậy ? QT đưa cho tôi: CÁM ƠN QUÝ KHACH !
   Lịch sự nhỉ !

..............................................

   Là một Tỷ phú, một doanh nhân nổi tiếng, gần đây ông trở nên trầm lặng và trăn trở với những tư tưởng chỉ đạo "trồng cây gì, nuôi con gì" để mang lại hiệu quả cho dân.
   Ông ít chia sẻ với bạn bè. Thời gian gần đây ông  hay một mình ra quán caphe ngồi để đầu óc được khuây khỏa. Ông không uống caphe mà chỉ uống 1 tách trà nóng. Ông xuất hiện ở quán này đã mấy lần rồi nhưng không một ai biết ÔNG là AI ?
    Trông ông rất phong độ, có nước da ngăm đen, thái độ từ tốn, lịch lãm của giới trí thức. Nhiều cô tiếp viên tò mò ngắm nhìn ông và tỏ lòng kính nể, si mê.
   Một cô phục vụ quẩy caphe đã mất công đi tìm hiểu lai lịch về ông và được biết ông là một nhà Tỷ Phú. Thế rôi thông tin này nhanh chóng được loan truyền khắp nhà hàng. Mỗi lần ông bước vào thì nhiều cặp mắt đổ dồn về ông. Ông thản nhiên mà không hề để ý xung quanh bước tối góc bàn quen thuộc thoáng và yên tĩnh.
   Lại một tách trà nóng ! Lại trầm ngâm ! Đầu óc ông như lạc vào những dự án phát triển nông lâm nghiệp: caphe, chè, ca cao, rừng...Tất cả những cử chỉ từ tốn, kín đáo , biểu lộ tính cách người đàn ông đủ "CHÍN" để yêu thương và kính trọng. Và một điều hết sức lôi cuốn, đó là ông rất giầu có. Ông dần dần trở thành thần tượng và ước mơ "đổi đời" của các cô tiếp viên.
   Nàng tiếp viên quầy trà như một bông hoa mới nở đầy hương phấn, nàng không bỏ qua một cử chỉ nào của ông, sự xuất hiện của ông mỗi lần như một làn gió mát làm tỉnh lại hồn cô.

Một lần nọ ông ghé quán và cũng lại TRÀ NÓNG.
Các tiếp viên quầy caphe, nước trái cây, bánh ngọt ... đều trẻ đẹp, chân dài mỗi khi ông bước vào nhốn nhác ngắm nhìn kèm theo chút ganh tỵ với cô "trà nóng".
   Khi tách trà được bưng lên, ông không hề để ý, cứ mãi mê suy tư. Trước khi đứng dậy trả tiền ông nhìn thấy một mẫu giấy nhỏ để dưới tách trà. Ông mở ra và ngạc nhiên:"Thưa ông, xin ông bỏ qua cho sự đường đột tự thú của em. Ông đã trở thành THẦN TƯỢNG CỦA ĐỜI EM từ khi ông bước vào quán này. Ông có thể cho em một ân huệ là ngày nào cũng được nhìn thấy ông và được phục vụ trà cho ông . Người hâm mộ ông !"
   Ngài Tỷ Phú đỏ mặt nhưng cũng nhanh chóng trấn tỉnh  trạng thái bất thường của mình,đặt tiền trả dưới tách trà cùng mẩu giấy và bước vội ra ngoài.

Bãng đi 2 tuần, nhà tý phú mới trở lại quán . Hôm nay ông chỉ uống trà và nghe nhạc. Lúc ông ngẫng lên thì bắt gặp đôi mắt hút hồn của cô gái, tay đang hơi run, bưng tách trà cho ông. Ông đã quá đủ sự chín chắn và bình tĩnh để kiềm chế tâm lý đột ngột của bản thân. Ông nhẹ nhàng tiếp nhận tách tra từ tay cô gái. Và cũng nhanh như chớp, ông không quên ngắm dưới đáy tách trà và... lại một mẫu giấy nhỏ nữa.
   Khác với trước, ông lấy mẫu giấy và lướt mắt:-"Sao ông không trả lới em ?Ông khinh em ?
   Lại vẫn cử chỉ từ tốn, lịch lãm như mọi khi, ông hoàn trả mẫu giấy (thư của cô)đặt dưới tách trà kèm theo tờ giấy bạc đặt trên bàn và bước vội ra khỏi quán. Ông không quên ngẫng đầu lên đọc: caphe MẠC SẦU. Rồi ông bước nhanh về phía trước.
   Kể từ đó ông không quay lại quán MS lần nào.

   Câu chuyện trên được ông kể lại cho nhóm bạn thân làng QL của ông.

............................................................................................................

Nhật Lệ xin lỗi các cụ làng QL (Tỷ Phú Đỏ,KG,KP,QT,HH,CL,3B, XH) đã đưa các cụ vào quán caphe "NGÓ",mà chưa hỏi ý kiến của các cụ, tuy nhiên tôi đã thông báo cho QT, vì tôi thấy làng ta suốt ngày cứ "BƠI" ở Biển Đông cần có nụ cười để lấy sức.
Cám ơn đọc giả nhưng đừng chửi, vì tôi không làm hại danh dự của ai.



Thứ Bảy, 20 tháng 6, 2015

Câu chuyện ngắn' xẩy ra tai Mỹ

Câu chuyện ngắn' xẩy ra tai Mỹ


Robby nói rằng mẹ cậu mơ được nghe cậu chơi dương cầm

Tôi là cựu giáo viên dạy nhạc tại một trường tiểu học ở DeMoines.
Tôi luôn kiếm được lợi tức từ công việc dạy đàn dương cầm, đó là một công việc mà tôi đã làm suốt 30 năm qua.
Trong thời gian đó, tôi đã gặp nhiều trẻ em có những khả năng về âm nhạc ở nhiều cấp độ khác nhau. Tôi chưa bao giờ có hứng thú trong việc có học sinh thuộc dạng "cần nâng đỡ" mặc dù tôi đã từng dạy một vài học sinh tài năng. Tuy nhiên tôi cũng dành thì giờ vào những học sinh mà tôi gọi là "trơ nhạc".
Một trong những học sinh đó là Robby.
  
Robby đã 11 tuổi khi mẹ cậu thả vào lớp trong bài học dương cầm đầu tiên. Tôi thích những học sinh (đặc biệt là những cậu bé) bắt đầu ở lứa tuổi nhỏ hơn, và nói điều đó với Robby

Nhưng Robby nói rằng mẹ cậu luôn luôn mơ ước được nghe cậu chơi dương cầm. Vì vậy tôi đã nhận cậu vào học. Thế là Robby bắt đầu những bài học dương cầm đầu tiên và tôi nghĩ rằng đó là sự cố gắng vô vọng. Robby càng cố gắng, cậu càng thiếu khả năng cảm thụ âm nhạc cần thiết để tiến bộ.

Nhưng cậu rất nghiêm túc trong việc ôn lại những bài học và những bản nhạc sơ đẳng mà tôi yêu cầu cất cả các học sinh của mình đều phải học.
Sau nhiều tháng ròng rã, cậu miệt mài cố gắng và tôi vẫn cứ lắng nghe và cố khuyến khích cậu.
Cứ hết mỗi bài học hàng tuần, cậu luôn nói : "Một ngày nào đó mẹ em sẽ đến đây để nghe em chơi đàn". Nhưng điều đó dường như vô vọng. Cậu không hề có một năng khiếu bẩm sinh nào .

Tôi chỉ thấy mẹ cậu (một phụ nữ không chồng) ở một khoảng cách khá xa khi thả cậu xuống xe và chờ cậu trong một chiếc xe hơi cũ mèm khi đến đón cậu. Bà luôn vẫy tay và mỉm cười nhưng không bao giờ ở lại lâu.  
Thế rồi một ngày nọ Robby không đến học nữa, tôi định gọi điện cho cậu nhưng thôi , bởi vì cậu không hề có chút năng khiếu nào , có lẽ cậu đã quyết định theo đuổi một con đường khác. Tôi cũng vui khi cậu không đến nữa. Cậu làm cho sự quảng bá trong việc dạy dỗ của tôi mất ưu thế !
Vài tuần sau đó, tôi gởi đến nhà những học sinh của mình các tờ bướm thông báo cho buổi diễn tấu sắp tới. Trước sự ngạc nhiên của tôi, Robby (cũng đã nhận một tờ bướm) hỏi xem cậu có được tham dự biểu diễn hay không.
Tôi bảo với cậu, buổi diễn chỉ dành cho học sinh đang học, vì cậu đã thôi học nên cậu sẽ không đủ khả năng thực hiện. Cậu nói rằng mẹ cậu đang ốm và không thể chở cậu đi học nữa, nhưng cậu vẫn luôn luyện tập.
-         "Cô Hondorf … cô cho em diễn một lần thôi …", cậu nài nỉ.
Tôi không hiểu điều gì đã xui khiến tôi cho phép cậu chơi trong buổi trình tấu đó.
Có thể là cậu đã tha thiết quá, hoặc là một điều gì đó trong tôi đã bảo mách tôi rằng điều đó là đúng.  
Đêm biểu diễn đã đến. Trong hội trường đông nghịt những phụ huynh, bạn bè và họ hàng. Tôi sắp xếp cho Robby ở cuối chương trình trước khi tôi xuất hiện để kết thúc và cảm ơn những học sinh đã trình diễn
Tôi nghĩ rằng tất cả những rủi ro mà cậu có thể gây ra cũng là lúc kết thúc và nếu có bề gì thì tôi cũng có thể "chữa cháy" cho sự biểu diễn yếu kém của cậu bằng tiết mục "hạ màn" của tôi. Và buổi biểu diễn trôi qua không một trở ngại nào. Những học sinh đã luyện tập nhuần nhuyễn và trình bày rất tốt. Thế rồi Robby bước ra sân khấu. Áo quần cậu nhàu nát và mái tóc như tổ quạ.  
"Tại sao cậu lại không ăn vận như những học sinh khác nhỉ ? Tôi nghĩ "Tại sao ít ra mẹ cậu lại không chải tóc cho cậu vào cái đêm đặc biệt như thế này chứ ?". 
Robby mở nắp đàn lên và bắt đầu. Tôi ngạc nhiên khi thấy cậu tuyên bố rằng cậu chọn bản Concerto số 21 cung Đô Trưởng của Mozart. Tôi hoàn toàn bất ngờ khi nghe những gì tiếp theo đó.

Những ngón tay của cậu lấp lánh, nhảy múa trên những phím ngà. Cậu đã chơi những giai điệu từ nhẹ nhàng êm dịu đến hùng tráng … thật có hồn và đầy điêu luyện trong sự phối âm tuyệt diệu của nhạc Mozart.
Chưa bao giờ tôi nghe một đứa trẻ ở tuổi ấy trình bày nhạc Mozart hay đến thế. Sau 6 phút rưỡi cậu đã kết thúc trong một âm thanh huy hoàng mạnh mẽ và mọi người đều đứng lên vỗ tay.

 Không nén được lệ tràn trong mắt, tôi chạy lên sân khấu và vòng tay ôm lấy Robby trong hạnh phúc : "Cô chưa bao giờ nghe em chơi hay như thế Robby ạ. Làm sao em có thể làm được điều đó ?".
Robby giải thích qua chiếc micro "Thưa cô Hondorf … cô có nhớ là em đã kể rằng mẹ em đang ốm ?Thực ra, mẹ em đã bị ung thư và qua đời sáng nay.
Mẹ em bị điếc bẩm sinh vì vậy đêm nay là đêm đầu tiên mẹ em nghe thấy em đàn. Em muốn làm điều gì đó thật là đặc biệt".  

Tối hôm ấy, trong hội trường không đôi mắt nào không nhỏ lệ . Khi những người ở Trại Xã Hội đưa cậu từ sân khấu trở về trại mồ côi, tôi nhận thấy mắt họ đỏ và sưng mọng.

 Tôi chợt nghĩ, đời tôi nhiều ý nghĩa biết bao khi đã từng nhận một học sinh như Robby.

Không, tôi chưa bao giờ nhận một học sinh nào "cần nâng đỡ",

nhưng đêm đó tôi trở thành người được nâng đỡ bởi Robby.
Cậu là thầy của tôi và tôi chỉ là một học trò. Bởi vì cậu đã dạy cho tôi ý nghĩa của sự kiên trì, của tình yêu và niềm tin trong chính con người của chúng ta và điều đó có thể tạo ra cho người khác một cơ hội mà chúng ta không biết vì sao.

 Điều này càng đặc biệt ý nghĩa hơn khi sau này tôi biết Robby bị chết trong vụ nổ bom điên rồ tại toà nhà Alfred P Murrah Federal ở thành phố Oklahoma vào tháng 04/1995 nơi cậu đang biểu diễn .


Nhị Tường, Dịch Từ Reader’s Digest

Thứ Năm, 18 tháng 6, 2015

Chuyện cực ngắn


               Chuyện cực ngắn
                      (Tâm Duyên)
   1. Xót xa
  
 Tốt nghiệp ĐH văn hóa - nghệ thuật - du lịch, chị Hai ở luôn trên thành phố làm phó giám đóccho 1 công ty đầu tư và phát triển Du lịch tại Sài Gòn. Mãi đến hôm nay-dễ chừng gần 3 năm chị Hai mới về. Cả nhà khôn xiết vui mừng. Má lật đật chèo thuyền đến chợ Nổi mua đồ về làm bữa cơm thịnh soạn :
  - Tội nghiệp chị Hai tụi bay, hồi giờ có được bữa nào đàng hoàng tử tế đâu ?
   Đang ăn bỗng chị Hai giật mình, lấy đũa khều một sợi tóc từ trong đĩa lòng xào ra:
  - Ai làm mà bê bối cẩu thả thế này ? Kiểu này ở nhà hàng họ đã đổ vào thùng nước cơm! Khách du lịch mà biêt, chỉ có nước đóng cửa dẹp tiệm ! Sạt nghiệp là cái chắc !
   Nói xong, chị Hai đứng dậy bỏ ăn, nhanh chân bước lên nhà trên.
   Từ nãy giờ, má ngồi đó, im lìm như tượng đá. Thằng Út cầm sợi tóc lên chăm chú soi một lúc rồi la to lên, giọng còn ngọng nghịu:
-Sợi tóc bạc hơn một nửa rồi má ơi!

    2. Lòng tin

   Xe ngừng...
  - Mận ngọt đây !
  - Bao nhiêu tiền bịch mận đó ?
  - Dạ 2000
  - Hống có tiền lẻ!
  - Để con đổi cho !

   Cái bóng nhỏ lao đi. Năm phút, mười phút...
  - Trời ! Đồ ranh ! Nó cầm 5000 của tui đi luôn rồi !
  - Ai mà tin lũ đó chứ !
  - Bà tin người quá !..

   Xe sắp lăn bánh...Cái bóng nhỏ hớt hải:
  - Dì ơi,Con gửi 3000. Đợi hoài người ta mới đổi cho !

   3.Bài văn bị điểm không

   Ba đã bao giờ thấy một bài văn bị điểm không chưa, ba ?
   Tôi ngạc nhiên:" Đề bài khó lắm sao ?"
  - Không, cô chỉ yêu cầu"Tả bố em đang đọc báo". Có đứa bạn con ba nó không đọc báo nhưng nó bịa ra, cũng được 6 điểm.
   Tôi thở dài:- còn đứa bị điểm không, nó tả thế nào ?
  - Nó không tả, không viết gì hết. Nó nộp giấy trắng cho cô.
   Hôm trả bài, cô giận lắm. Cô hỏi:" Sao trò không chịu làm bài ?". Nó cứ làm thinh, mãi sau nó mới bảo:"Thưa cô, con không có ba". Nghe nó nói, cô con sững người.Té ra ba nó hy sinh từ lúc nó mới sanh. Cô mới nhận lớp nên không biêt, ba ạ. Cả lớp con ai cũng thấy buồn
   Lúc ra về, có đứa hỏi:"Sao mày không tả ba đứa khác ?". Nó chỉ cúi đầu, hai giọt nước mắt chảy xuống má.
   Chuyện về cậu học sinh có bài văn điểm không để lại trong tôi một nỗi đau nhưng cũng để lại 1 bài học về lòng trung thực.

..............................................


Thứ Năm, 11 tháng 6, 2015

Chuyện tình QL




       Khi tình yêu không sắc*
(Một câu chuyện tình đơn phương của cô học sinh lớp 3 (k3) Trường Quế Lâm năm 1953 - 1955)

1953 bạn K được nhà nước cho sang học tại Trường thiếu nhi VN ở Quế Lâm. Bạn K thoát ly gia đình sau một trận bom ác liệt trong chiến tranh chống Pháp. Bom đạn đã cướp đi một con mắt bên phải của bạn và để lại vết sẹo chằng chịt, dúm dó trên khuôn mặt khả ái, ngây thơ. Nụ cười của bạn bị méo mó trông rất dễ sợ.
   Cái tuổi 12 - 15 bạn vẫn hồn nhiên lớn lên như cây cỏ, như búp măng. Bạn vẫn ca hát, đùa nghịch với bạn bè cùng lớp. Những ngày đầu bạn bè thấy ghê sợ cái gương mặt của bạn, phần đông xa lánh bạn nhưng dần dần qua sự chân thực của bạn, các bạn cảm thông hơn và gắn bó với bạn trong học tập và các trò chơi của tuổi thơ.
   Một ngày nọ, cái tuổi dậy thì đã mang đến cho bạn một vườn hoa lá, cho bạn những cảm xúc rung động đầu đời. Bất giác, bạn ngây ngất vì bị mê hoặc cái gương mặt và phong cách của một người thầy trẻ. Thầy C đã trở thành thần tượng của bạn trong suốt thời gian dài. Thầy là hình ảnh đẹp nhất mà bạn nâng niu.
   Chính vì bạn yêu thầy nên bạn luôn chăm học và học rất tốt môn của thầy giảng. Bạn bè trong lớp biết và hay châm chọc bạn. Theo thời gian bạn chìm đắm trong tình yêu đơn phương với thầy C.
   Khi tin đồn, trêu chọc của các bạn cùng lớp cùng với các cử chỉ không che dấu nổi của bạn K, thầy C biết được. Cái tuổi thầy trò lúc bấy giờ chênh lệch nhau không quá 10 tuổi. Thầy C hơn bạn K khoảng 5 tuổi. Một số thầy ở Quế Lâm cũng có nhiều cảm tình với học sinh của mình, thậm chí sau này có nhiều thầy trò kết hôn với nhau.
   Trong lớp K cũng có nhiều nữ sinh xinh đẹp cũng lọt vào mắt thầy làm cho lòng thầy chao đao và ngược lại, cũng không ít nữ sinh không tránh khỏi sự lúng túng bối rối trước vẻ đẹp trai của thầy.
   Sau khi dậy lên tin đồn là K yêu thầy C, bỗng thầy thay đổi thái độ ân cần thương cảm với K bằng sự khó chịu, lạnh lùng, thêm chút khinh bỉ với K. Thầy C đã báo cáo chuyện đó cho phòng tổ chức nhà trường. Bạn K bị gọi lên và bị cảnh cáo.Giá như một cô học sinh xinh đẹp nào đó trong lớp yêu thầy thì chắc thầy không hành động như thế.
   Cái thời đó nghiêm cấm yêu đương trong học đường. Trong buổi lễ bế giảng cuối năm, cô giáo chủ nhiệm trao học bạ với hạnh kiểm bị hạ xuống 3 điểm của K trước toàn lớp. Tôi nhớ như in gương mặt của K lúc bấy giờ tái nhợt, những vết sẹo trên mặt càng giúm gió, miệng K méo xệch, muốn gượng nở một nụ cười nhưng nước mắt lại tuôn rơi. Hai vai K rung lên, kiềm chế sự tủi hận, bẽ bàng. Tôi cũng thấy xót xa cho tâm trạng của bạn.
   Sau khi giã từ trường Quế Lâm ( tan trường), thân phận bạn K trôi dạt đi đâu đến nay chúng tôi không có một thông tin nào. K còn gặp bao nhiêu sóng gió cuộc đời nữa cũng không ai biết. Trong tâm niệm tôi cầu mong cuộc đời K được bù đắp bằng nhiều may mắn và hạnh phúc. K tìm thấy cho mình một tình yêu đích thực, một người đàn ông biết chia sẻ và hàn gắn những nỗi đau trên gương mặt xấu xí của K mà K thực sự vô tội.
   Thầy C cũng đã đi về cõi vĩnh hằng, trời phật cũng tha thứ cho thầy vì những hành động non trẻ, vô tình hủy hoại mầm yêu đương chân chất tuổi thơ của K.
Bài viết do tường thuật của T (k3)
* Sắc đẹp