Chủ Nhật, 30 tháng 3, 2014

Cuốc taxi đêm


Chiếc taxi chạy qua cầu Bình Triệu. Đã gần hai giờ sáng. Đại lộ Bình Dương vắng bóng người sáng rực dưới ánh đèn.
     Tài xế chăm chú lái. Nét mặt hơi có chút căng thẳng. Hắn khoảng 25 tuổi. Không đẹp trai nhưng dễ nhìn. Để tránh buồn ngủ, tôi hỏi làm quen:
     “Em lái xe lâu chưa?”
     “Dạ, mới hơn năm, thưa chú”.
     “Nghề này chắc cũng đủ sống hả? À, mà em có gia đình chưa?”
     “Dạ,cũng đủ sống tạm qua ngày. Đang dành tiền lấy vợ, thưa chú”.
     Trong giọng nói có phần miễn cưỡng. Tôi không hỏi nữa. Lòng chợt phân vân. Đêm hôm thân già một mình thế này, lỡ hắn là phường trộm cướp thì sao?
     Xe chạy trong đêm vắng. Đang là tháng 2. Trời trong. Có thể thấy ánh trăng tròn treo phía góc trời.
     Nhưng tôi không có tâm trí đâu mà ngắm trăng. Đang ủ rũ chợt tỉnh hẳn. Trong ánh sáng đèn đường, thấy phía trước có nhóm thanh niên chừng bốn năm đứa đứng giữa đường, hình như muốn chặn xe lại. Vài người ở trần, áo vắt vai. Hình như bọn này vừa ra khỏi một cuộc nhậu. Tôi sờ sợ. Bọn này và tài xế có quan hệ gì không đó? Lẽ nào….
     Tài xế cho xe chạy chậm lại. Xe có khách làm sao rước them họ? Hay là cho đồng bọn hắn lên nhằm khống chế tôi… Nỗi sợ lớn dần.
     “Chú cứ ngồi im. Giữ dây thắt lung nghe”.
     Tôi làm theo lời dặn của hắn.
     Khi còn cách bọn người chặn xe chừng năm mét, tài xế đứa một tay lên cao lắc lắc ý bảo xe đã có khách. Bọn người kia không tản ra. Xe buộc dừng bánh. Một tên gí mặt sát cửa kính:
     “ Mở cửa! Đuổi ông già này xuống!”
     “Dạ”.
     Tài xế cúi xuống như sắp mở cửa xe. Tôi sợ muốn vãi đái. Bất ngờ xe tăng tốc lao vút đi. Tôi nhìn lui. Bọn người kia không kịp phản ứng. Chỉ biết giơ nắm đấm đe dọa, chửi thề.
     “Chuyện xảy ra hằng đêm mà. Chú đừng sợ”.
     “Chỉ sợ bọn người kia là…”.
     Tôi muốn nói họ là kẻ cướp nhưng kịp dừng lại. Cơn sợ hãi đã qua nhưng lòng vẫn còn lo.
     Xe vào ngoại ô thành phố Bình Dương. Đường vẫn vắng. Vàng vọt ánh đèn. Mặt trăng đã khuất trong mây. Đi một đoạn, thấy thỉnh thoảng có xe đi ngược chiều. Đèn pha chớp tắt.
     “Họ muốn làm gì vậy?”.
     “Dạ, tín hiệu để chào nhau. Họ là taxi cùng hang đó chú”.
     Tiếng máy xe êm ru. Không gian lại rơi vào im lặng. Tôi chợt hối hận. Phải chi tôi nghe lời thằng Dũng chờ sáng mai rồi đi lên nhà con Giang trên Bình Phước hóa hay hơn không. Thằng Dũng nói chú lớn tuổi rồi, đi đêm hôm nguy hiểm lắm. Tôi thì đang bực con vợ thằng Dũng. Lâu lâu có chú đến chơi mà chị vợ làm mặt lạnh như tiền. Ngồi chưa nóng đít nó nói thôi chú ngồi chơi rồi bỏ đi nằm. Vậy thì đây cũng không cần. Nghĩ cũng tội thằng Dũng. Người chú luống tuổi và con vợ hay nhõng nhẽo làm nó khó xử.
     Nhưng ngồi taxi rồi mới hối hận. Ai đời đang ngủ nửa đêm ngồi dậy đòi đi. Bây giờ lỡ rồi.
     Tôi đổi thế ngồi. Mắt nhìn thẳng phía trước. Làm ra vẻ bình thản dù trong bụng đánh lô tô. Đã qua thành phố Bình Dương. Hai bên là những vườn điều nối dài chứa đầy bóng tối. Nhà cửa thưa thớt.
     Xe đang chạy ngon trớn chợt kêu khục, khục, khục,… rồi dừng lại. Tôi lại thót tim. Sao kỳ vậy? Hay hắn muốn giở trò gì?
     “Chú chờ chút. Để cháu kiểm tra xem có chuyện gì”.
     Hắn bước xuống xe. Đèn pha vẫn mở. Đến trước xe dựng nắp capô lên. Muốn dàn cảnh cướp của giết người chớ gì? Tôi tính xuống xe bỏ chạy. Nhưng biết chạy đi đâu bây giờ?
     Hắn lui cui sửa khoảng mươi phút thì đóng nắp capô.
     “Xong rồi chú”.
     Tôi không trả lời. Xem hắn muốn giở trò gì nữa đây. Nếu bây giờ hắn đưa tay hất một cái là tôi ngã nhào ra khỏi xe ngay. Cái túi nhỏ đựng đầy tiền, máy quay phim nó lấy không quá nhỏ.
     Hắn nỏ máy. Xe tiếp tục lên đường. Chạy thêm khoảng năm cây số chợt nghe tiếng xe rú ga, rọi đèn pha phía sau. Tôi nhìn lui, thấy mờ mờ một chiếc môtô, hai người cỡi. Hình như chiếc môtô muốn áp sát yêu cầu taxi dừng lại.
     Đồng bọn của hắn tới rồi đây. Thôi đừng làm bộ nữa. Tụi bay dàn cảnh muốn giết mạng già này cướp tài sản chớ gì!
     Hắn đã nhận ra chiếc môtô chạy cặp bên hông. Người ngồi sau khoát tay yêu cầu taxi dừng lại. Nhưng hắn rồ ga. Taxi lao vút đi. Sao thế? Hay hẹn nhau tới cánh rừng cao su nào gần đây rat ay cũng chưa muộn?
     Cảnh rượt đuổi diễn ra. Tôi chợt cảm thấy khó thở. Bỏ mẹ rồi. Lại lên cơn suyễn. Bệnh suyễn theo tôi hồi nhỏ tới giờ chưa dứt. Hồi đên đi vội không đem theo lọ thuốc xịt trị suyễn. Cơn suyễn thường đến những lúc mệt, căng thẳng hay lo lắng. Cơn suyễn bắt tôi ho rũ rượi. Cảm thấy mệt mỏi. Đầu đờ ra. Cổ họng mắc nghẹn. Tôi cố hết sức ngồi giữ thăng bằng nhưng không được, ngã lăn ra ghế xe.
     Xe taxi vẫn lao như tên bắn. Chiếc môtô tụt lại nhưng vẫn nghe tiếng máy gào trong đêm. Tôi thật tình không hiểu tại sao có cảnh rượt đuổi này. Hay hắn và đồng bọn muốn tạo ra vụ tai nạn giả? Cơn suyễn làm tôi thở dốc, khò khè. Âm thanh ngày càng lớn. Hắn nhìn qua kính chiếu hậu.
     “Kìa chú bị sao vậy?”.
     Chiếc taxi đỗ gấp. Hắn mở cửa xe, phóng vào bang ghế sau đỡ tôi ngồi lên.
     “Tôi bị suyễn hành”.
     Hắn vuốt ngực cho tôi. Tôi nằm im quan sát. Hắn vừa vuốt ngực vừa nhìn quanh như chờ đồng bọn. Tôi nghe tiếng xe môtô dừng. Rồi tiếng hô:
     “Đưa tay lên! Anh đã bị bắt!”
     Một người lao đến lôi hắn ra khỏi xe, còng tay. Bàn tay hắn vuốt ngực cho tôi. Tôi không hiểu gì cả.
     Hai người đi môtô đưa hắn về đồn công an. Họ nói cần tôi làm chứng. Ở đồn, hắn khai ban đêm thấy taxi nằm không nên trộm chở khách kiếm ít tiền. Định sáng sớm trả lại chỗ cũ.
     Tôi trách hắn:
     “Sao em dại vậy?”
     Hắn nói:
     “Mẹ cháu già bệnh, thưa chú…”
     “Tại tôi mà em bị bắt”.
     Tôi siết bàn tay hắn.
Từ Nguyên Thạch

Thứ Năm, 27 tháng 3, 2014

Năm phút


1.    Trước kia đây là thị trấn nghèo. Ga xép này lèo tèo dăm ba quán vắng, nhà thưa. Bây giờ đây là thành phố, nhà ga được mở rộng, tấp nập người, hàng. Mỗi ngày có sáu chuyến tàu khách qua lại: ba chuyến vào đêm, ba chuyến về ngày, mỗi chuyến đỗ năm phút.

Năm phút ấy có hàng tram khách lên, xuống tàu, hàng chục tấn hàng vào ga, ra chợ: huỳnh huỵch, hung hục, lam lũ, vất vả, khóc cười, gọi mời, giục giã, ồn ào… Tàu đến rồi đi trong năm phút, với bao hạng người lịch lãm, lôi thôi, đàn ông, đàn bà,người già, con trẻ.

Cứ mỗi chuyến tàu về ban ngày, bà giáo Mão lại ra ga, lên tàu, mang trong cái làn mây đã cũ ba xâu nem chua bán cho khách đi tàu. Đây là nem chua đặc sản của làng Vạc xa xưa mà nay sắp sửa thất truyền. Mỗi xâu một chục quả nem được buộc bởi những chiếc lạt giang nhuộm phẩm xanh, được xâu thành một chuỗi bởi lạt nhuộm phẩm hồng. Màu nâu nhạt của lá khô bọc ngoài quả nem,cùng với màu xanh, màu hồng của lạt, trông dơn sơ, dân dã mà không kém phần trân trọng.

2.    Nhiều khách mua đã quen hàng, thuộc giá, cứ thấy bà lên tầu là nhào đến đưa tiền lấy nem. Có người đeo ngay chục nem vào cổ như đeo chuổi hạt, có người cất kỹ vào túi, vào đẫy mang về làm quà. Lại có người tháo chuỗi nem ra mời, chia vui với bạn đồng hành :”Mời ông, mời bà, mời cháu. Các cụ dạy “Chuyến đò nên nghĩa”, nay ta cùng một chuyến tàu, xin mời ăn nếm cùng tôi quả nem đặc sản quà quê này mà nhớ”. Có vẻ rất thành thạo, bà khách nói thao thao trong tiếng xình xịch, ken két của bánh tàu đang vỗ nhịp với đường ray: “Đây là nem của bà giáo Mão. Gọi bà giáo vì chồng bà dạy học, còn bà nguyên là thanh niên xung phong, về mất sức, không có lương. Mỗi ngày bà làm chừng trăm quả nem, chỉ bán trong ba chuyến tàu ban ngày để kiếm tiền rau, muối. Bà làm nem này theo quy cách làm nem của làng Vạc từ đời xưa truyền lại. Ngoài việc chọn thịt ngon, giã nhuyễn, ướp tẩm công phu theo quy trình theo quy trình công thức gia truyền, ngay đến cái lá lốt, lá gói bà cũng làm kỳ công lắm: lá đinh lăng nõn nà được ngắt tỉa từ chiều hôm trước, trong vườn nhà nguyên là đất phù sa ngòi Vạc, nó có mùi thơm dìu dịu như hương quế thượng ngàn. Những chiếc lá ổi non, nguyên long tơ mịn, ngắt tù Trại Ổi tự ngàn xưa um tùm trên gò Vạc. Lá ổi, lá đinh lăng được rửa sạch bằng nước Giếng Ngọc của làng xưa. Một cái giếng truyền đời nước trong veo, những ngày nắng nhìn xuống giếng thấy mây bay lơ lửng giữa bầu trời. Lá chuối ngự được chọn kỹ, rọc thành tấm, hơ qua  trên lửa rơm vàng rồi lau sạch làm lá gói lót và những lá chuối già, lau sạch, rọc thành tấm, phơi giữa nắng trở nên màu nâu nhạt làm lá bọc ngoài cùng”.
   Miếng nem như ngon hơn qua câu chuyện kể. Bà khách lại càng hào hứng:”Người xưa không gọi là” cái nem,”chiếc nem”,”miếng nem như bây giờ. Các cụ gọi là “quả nem”, một thứ quà quê mà hương thơm mùi quả. Nó cũng có giờ chin tới, chin mõm và hỏng như quả na, quả ổi trong vườn.
    Quả nem chin, tỏa hương thơm dịu nhẹ của hương đất, hương cây, một thứ hương thơm ngon ngọt. Bóc hết lớp lá chuối già ta cảm như có chút thoảng thơm mặn mòi của thứ nước mắm cốt, đặc sánh được chắt ra từ lu sành, ướp giống tép dầu béo ngẫy của đầm quê. Và lõi nem màu hồng tươi đực bao ngoài một cánh nhỏ lá đinh lăng và chiếc lá ổi non đã được xén cho vừa phải…
    Ấy ! Mời ông, mời bà, mời cháu, bóc nem mà thưởng thức xem bà già này nói đúng hay sai. Quả nem cừa chin tới, khô, cầm tay mà cắn dè, ngẫm từ từ cho biết hương vị thơm của quà quê”.

3.    Hôm ấy bà giáo Mão vừa bước lên tầu, ngay góc ta đã có người gọi lớn:”Cô giáo”! Miệng nói tay hắn đón lấy cái làn mây, thành thạo móc ra ba xâu nem. Hai xâu hắn lồng qua đầu đeo vào cổ: một cái đầu trọc, sẹo gồ ghề, tóc mọc lởm chởm và một cái cổ vằn vèo bao nhiêu là sẹo. Hắn cầm  chục nem còn lại, tháo lạt và bảo:”Cô giáo bóc nem hộ con với”. Nó bóc nhanh và bà giáo bóc đỡ, cư hết phần lá chuối nõn là nó ném tột cả quả nem vào mồm, nhồm nhoàm nhai  ngấu  nghiến nuốt. Có khi hắn nhai vài ba quả nem một lúc.
    Nuốt xong chục quả nem, mắt hắn sáng quắc, khuôn mặt hình lưỡi cày giãn ra. Mãn nguyện Hắn nói :
-         Con là học trò của thầy. Một đứa học trò không cha, không mẹ, ăn trộm, ăn cắp, ai cũng khinh ghét, chỉ riêng thầy luôn gần gũi, dạy bảo con. Những ngày con trốn học, bỏ giờ, thầy cho gọi con đến nhà dạy bù, phù đạo. Dạy xong thầy cho xâu nem, ăn rồi nhớ mãi…
-         Con không còn tiền trả cho cô đâu, nhưng con có cái ái này gủi biếu thầy. Tấm áo vợ con đưa, ngày con nhập trại. Nó bảo:”Anh cầm lấy tấm áo này, nếu chết thì chon theo, nếu sống thì khoác nó về với em”. Cô cầm cái áo cho con vui. Mấy năm con mặc áo tù, áo này còn nguyên như mới. Cô đừng ngại. Con vừa được đặc xá. Vợ con đang đợi đón con ở ga sau.
Nói đoạn, hắn cởi áo, dúi vào làn mây, rồi đứng dậy lững thững bước sang toa bên. Trên cổ hắn toòng teeng hai vong nem như đôi vòng xích, trông vừa ngộ nghĩnh vừa ngang tang.
Đầu máy đã rúc một hồi còi dài, tiếng loa vang vang giục giã:”…Đã                                đến giờ tầu chuyển bánh…”
Cô giáo Mão bật khóc. Cô nói như phân bua với mọi người:”Khổ tôi quá ! Anh gì ơi! Nhà tôi đã mất rồi !”. Không một lời đáp lại. Anh chàng kia đã nhòa giữa bao người
Cô giáo Mão lập cập xuống sân ga vừa lúc táu chuyển bánh. Đoàn tầu xình xịnh đi về ga tiếp theo.
Lê Thuần Thảo

Thứ Năm, 20 tháng 3, 2014

Cháu tôi học tiếng Nhật

A - Hom wa ta do
               Ku ta to to
          B - Dua ku mi ra
             - Ta xoa ku mi
          A - Xa ku ta ra
             - Ku mi mi xoa
             - Xoa ku ta chi
             - Ku ta ta xoa
             - Ko cho mi xoa !


             ********************

Thứ Sáu, 14 tháng 3, 2014



Mỗi ngày tôi lượm một niềm vui

Viết tắt

Tại xưởng sửa ôtô, những người thợ vì quá quen thuộc với các xe quen, đồng thời vì hà tiện chữ, nên tấm bảng nhỏ ghi công việc hàng ngày của họ toàn những dòng viết tắt lạ lùng:
Nhìn lên tấm bảng, người ta thấy:
- Thêm nhớt cho cô Liên. Hai lít.
- Bugi ông Hoàng yếu. Cạo
- Bác Anh yếu điện. Sạc
- Bà Thắm tuột dây Ăm-bray-da.
- Rửa cô Hà...

Nói tắt

Trong quán nhậu, khách gọi anh bồi:
- Anh ơi, cho thêm hai đĩa thịt dê nhé!
Cùng lúc đó, một ông khách mới vào quán kêu:
- Cho tôi hai đĩa thịt chó!
Anh bồi hướng vào bếp la lớn:
- Hai dê ăn thêm, hai chó mới vào!!!

Tránh sai lầm của bố

Mẹ đang đi dạo cùng con trai nhỏ. Gặp cô bạn gái xinh đẹp, cúi xuống giục con:
- Gregory, thơm cô Lucie đi con.
- Không!
- Gregory, mẹ nói con phải vâng lời.
- Nhưng cô Lucie sẽ tát con!
- Vớ vẩn! Điều gì khiến con nghĩ như vậy?
- Bởi vì chính bố đã thử và bị cô ấy tát rồi!

Tác hại và tác dụng

Trên diễn đàn, giáo sư đọc bài diễn văn về tác hại của rượu:
- Các anh nên nhớ, rượu là nguyên nhân dẫn đến sự chia ly của biết bao cặp vợ chồng... 
- Xin lỗi giáo sư - một thanh niên đứng lên hỏi - Xin giáo sư cho biết, vậy cần phải uống bao nhiêu để có thể có được sự chia ly này ạ?

Tư tưởng lớn gặp nhau

Một tố nọ ở công viên:
Nàng: Anh yêu ơi, anh đang nghĩ gì thế?
Chàng: Anh cũng đang nghĩ như em vậy.
Nàng: Eo ơi, bậy thế! 

MÁY BẮT TRỘM

Một công ty Mỹ chế tạo được 1 cái máy bắt trộm nên đem qua 1 số nước Đông Nam Á thí nghiệm:
Qua Campuchia, sau 3 ngày, bắt 50 thằng ăn trộm .
Qua Lào, sau 3 ngày, bắt 100 thằng .
Qua Indonesia, sau 3 ngày, bắt 150 thằng .
Qua VN, sau 3 ngày, mất máy..... !  

KHỎI LO

Giữa hai bà bạn thân:
- Sao chị để chồng chị theo tán tỉnh các cô gái trẻ tuổi mà không ghen.
- Kệ ông ấy. Cũng như những con chó cố chạy theo ô tô đấy thôi, lúc đuổi kịp rồi cũng có lái được đâu.

 CÒN KỲ DIỆU HƠN NHIỀU

Trong giờ giáo lý dạy trẻ giáo viên kể cho trẻ em nghe truyện ông Giona chui vào bụng cá mập. Giáo viên lên giọng hùng hồn ca ngợi phép lạ một lúc và kết luận:
- Ba ngày ba đêm dưới biển, nhưng nhờ phép lạ, ông vẫn còn sống. Thật là một điều kỳ diệu của phép lạ!
Và quay lại hỏi các em:
- Có em nào biết còn phép lạ nào kỳ diệu khác nữa không?
Một em giơ tay nói:
- Theo con, nếu con cá mập chui vào bụng ông Giôna thì còn kỳ diệu hơn nữa!!!

LỜI KHUYÊN CHÍ LÝ

Tân binh quân chủng nhảy dù hỏi hả luyện viên trước khi nhảy lần đầu:
- Tôi phải làm gì nếu như dù không mở khi tôi nhảy ra khỏi máy bay ?
- Anh chỉ việc mang dù về kho và đổi lấy cái dù khác.

 KHÔNG PHẢI ĐÂU

Một chàng theo “cua” một nàng khá lâu, cho đến một hôm được nàng mời về nhà. Chuyện vản một hồi chàng thấy bức ảnh chụp một người đàn ông hao hao giống nàng trên bàn bèn hỏi cô nàng:
- Ảnh của anh trai em đây hả?
- Không phải đâu
- Thế là của bạn trai em à?
- Cũng không phải đâu
- Ảnh chồng em à
- Không phải đâu
- Vậy rốt cuộc hắn ta là ai? chàng hơi gắt  trong sự nghi ngờ
- Là em đấy mà, trước khi phẫu thuật đấy...

 GIỎI TÍNH

 Một người đàn ông vào quán ăn và gọi một cái bánh pizza. Người bồi bàn hỏi:
- Thế ông muốn tôi cắt bánh thành 6 miếng hay 8 miếng?
Ông khách trả lời
- Tốt nhất là anh cắt làm 6 miếng thôi. Tôi nghĩ là tôi không thể ăn hết 8 miếng đâu.

Ngái Ngủ

Nửa đêm, vợ một bác sĩ giật mình, lay chồng dậy thì thào:
- Anh ơi, có trộm ở phòng khách
  Vị bác sĩ vừa tĩnh dậy hỏi:
- Thế nó bị bệnh gì?

 BAY NGAY

 Bé còn rất nhỏ hỏi mẹ:
- Mẹ ơi, có phải các thiên thần có cánh và biết bay không mẹ?
- Đúng rồi con.
- Hồi sáng lúc mẹ đi chợ, con nghe bố gọi chị giúp việc là thiên thần của anh. Thế bao giờ thì chị ấy bay mẹ?
- Ngay bây giờ đây, con ạ!
Tại sao...??? 

1. Tại sao gọi là ông Trăng ( ông trời , ông sao) mà không gọi bà Trăng?
Câu trả lời: tại vì con trai đẹp hơn con gái!
2. Tại sao có bà phù thủy mà không có ông phù thủy?
Câu trả lời: không có người đàn ông nào độc ác hơn đàn bà!
3. Tại sao chỉ có mỹ nhân kế mà không có nam nhân kế?
Câu trả lời: Họ không gian xảo như phụ nữ được!
4. Tại sao có ông Noel mà không có bà Noel?
Câu trả lời: Tại vì đàn ông nhân hậu hơn đàn bà!
5. Tại sao gọi là phụ nữ mà lại không có... phụ nam?
Câu trả lời: Tại vì con gái chỉ là phụ thôi!!!
6. Tại sao không có Cậu Hồn mà lại có Cô Hồn
Câu trả lời: tại vì các cậu không thành "Ma" mà sẽ thành "Phật"     

SỢ VÀ KHÔNG SỢ

Sau bữa cơm trưa, cả cơ quan ngồi quanh ấm trà đặc. Câu chuyện rôm rả ngay từ đầu (như bao ngày vẫn thế). Chuyện đi chuyện lại, cuối cùng chuyển qua đề tài... không nói ra ai cũng biết: Nam, nữ. Một người nói:
- Bây giờ chúng ta bắt chước trò "Đố vui để chọc" nhé!
- Thế nào? - Mọi người hớn hở.
Chủ đề thi hôm nay: "Chuyện vợ chồng". Có 2 ô chữ, 1 dành cho đàn ông và 1 dành cho phụ nữ. Người thắng cuộc sẽ được miễn tiền cơm trưa mai. Ô chữ thứ nhất dành cho đàn ông, gồm có 9 chữ cái. Đây là điều mà đàn ông sợ và không sợ. Ai đoán được chữ cái đầu tiên, có thể đọc luôn cả ô chữ.
Người thứ nhất:
- Tôi xin đoán chữ K.
- Xin chúc mừng! Có 3 chữ K.
- Xin đọc luôn.
- Xin mời.
- "Khó, khổ, khô". Tức là, đàn ông không sợ "khó", không sợ "khổ", chỉ sợ "khô".
- Hoàn toàn chính xác.
Mọi người vỗ tay rôm rốp.
Bây giờ là ô chữ dành cho phụ nữ, cũng gồm có 9 chữ cái: Đây là điều phụ nữ sợ và không sợ.
Lần lượt, các cô chưa chồng đoán nhưng vẫn trật. Đến chị cao tuổi nhất (đã có chồng):
- Tôi xin đoán chữ M.
- Có 3 chữ M.
- Tôi xin đọc luôn.
- Xin mời chị.
- "Mỏi, mệt, mềm". Tức là, phụ nữ không sợ "Mỏi", không sợ "Mệt", chỉ sợ "Mềm".

Châm Ngôn trong ngày
 
·        Thất bại vì ngại thành công ...!
·        Đừng bi quan, vì trong cái rủi nó còn có cái xui ...
·        Không cần mình đẹp ... Chỉ cần người khác xấu.
·        Ngu không phải là cái tội, mà cái tội là không biết mình ngu!
·        Sống là phải cho người khác, để học được kinh nghiệm là đòi lại sẽ rất khó !
·        Đừng bao giờ bán đứng bạn bè khi chưa được giá.
·        Hãy tự hào vì từ bàn tay trắng mà ta đã ta tạo nên ... vô số nợ!
·        Đừng tự hào vì mình nghèo mà học giỏi; mà hãy tự hỏi tại sao mình học giỏi mà vẫn nghèo L!

Ước mơ trong ngày

·        Có khi nào trên đường tấp nập,  tui zô tình dzấp phải một bịch kim cương.

ĐÀN ÔNG KHÁC ĐÀN BÀ

- Đàn ông muốn hư hỏng phải có tiền;
   đàn bà muốn có tiền phải hư hỏng.
- Đàn bà thích nhiều thứ ở một người đàn ông; đàn ông lại chỉ thích một thứ ở nhiều người đàn bà.
- Đàn ông lúc nào cũng muốn nhưng không phải lúc nào cũng có thể; đàn bà lúc nào cũng có thể nhưng không phải lúc nào cũng muốn.

Thứ Hai, 10 tháng 3, 2014




thương quá đàn ông
( không phải Lệ viết)
    Gần đây, phía ngoài hành lang của những cuộc hội thảo nồng nhiệt mang chuyên đề về quyền phụ nữ, người ta hào hứng đồn đại rằng trong thời gian sắp tới đám đàn ông sẽ có một ngày của riêng họ. Đại loại nó hao hao một thứ hạnh phúc kiểu như mùng 8 tháng 3 hay 20 tháng 10 mà đàn bà đang hớn hở sở hữu. Ý tưởng mới tinh này xuất hiện là do nhu cầu thôi thúc của thời đại, một thời đại mà đàn ông đang chuyển dần từ tự tin đáng yêu sang tủi thân đáng thương. Nhiều đàn ông nông nổi bi quan đã cảm thán thở dài coi đây là một bước trượt buồn bã. Thực ra, theo Kinh Thánh cũng như ngữ pháp tiếng Việt thì chữ “thương” luôn được đứng trên chữ “yêu”. Ngay trong những giảng thuyết chân thành đầu tiên, chàng trai trẻ Giê-su xứ Nazadét đã rung rung tuyên tín “Hãy thương yêu kẻ thù địch của bạn, hãy làm ơn cho kẻ ghét bạn. Ai vả vào má bên này của bạn, hãy giơ má bên kia cho họ nữa. Và ai cướp áo ngoài của anh em thì đừng cản họ lấy nốt áo trong nữa. Ai xin anh em cái gì thì hãy cho, ai lấy của gì thì đừng đòi lại”. (Luca – Bài giảng trên núi (27-30). Trên đời này còn điều gì nhân từ hơn tình thương. Còn ở dung tục thường nhật, thì ngay cả những thằng Sở Khanh cũng không bao giờ dám nói với một người con gái nào đó “cho anh thương em một cái”, bởi sâu xa trong chữ “thương” chỉ tinh thuần chứa đựng sự vị tha xả thân vĩnh viễn không gờn gợn ẩn núp của sắc dục. Thế giới sẽ đương nhiên tuyệt đẹp “khi người với người sống để thương nhau” (xin được phép sửa chữ “yêu” trong câu thơ nổi tiếng này). Tuy nhiên, tình thương giờ đây đã bị vô số mỹ nhân chân dài, đại gia bụng phệ tha hóa theo nghĩa thương vay ban phát, xót xa bị động.
    Tất nhiên sẽ quá giả dối khi cho đàn ông vốn dĩ là loài sinh vật đáng thương. Bởi cách đây chưa lâu lịch sử của nhân loại vẫn chỉ là câu chuyện của anh ấy (his-story). Ở cái thời đại bố tướng đó, đàn ông là tối cao sư phụ, là trịch thượng chồng, là gia trưởng cha, bọn họ độc quyền độc đoán về sự hoàn thiện và phát triển của đàn bà. “Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô”. Một con giai mới là có chứ mười con gái vẫn zêrô. Một năm có 365 ngày thì cả ngần ấy ngày đều thuộc về đàn ông. Mọi vị trí cao cả trong xã hội, tất thẩy đều mang biểu tượng của quẻ Càn, hào nào hào nấy đều tăm tắp liền thuần Dương. Câu mạt sát thậm tệ nhất của các trượng phu thời Tam Quốc (213-280) bên Tàu mắng lẫn nhau là câu đồ đàn bà. Không phải ngẫu nhiên mà để làm nhục Tư Mã Ý đô đốc nhà Ngụy, Gia Cát Lượng thừa tướng nhà Thục công khai đem tặng ông này một bộ nội y phụ nữ, tuy giá cả cực cao cỡ Lui đờ Vút tong nhưng Tư Mã Trọng Đạt vẫn lấy làm đau đớn lắm. Chẳng bù cho bây giờ, nhan nhản các sếp nam ngấm ngầm bật đèn xanh cho nhân viên dưới trướng, lúc hối lộ thì phong bì phải kẹp vào “coọc xê” hay quần “xịp” hang hiệu, để ông ta còn mặt dày chứng tỏ với vợ và con gái, mình là chồng hiền cha thảo.
    Thế nhưng đến hôm nay, không biết văn minh đang thời mạt hay thịnh, vị thế của đàn ông dần dần suy sụp, từ Tây sang Đông chỉ thấy cuồn cuộn sự tiến lên của đàn bà. Văn học không những ở ta mà ở cả Tây cả Tàu đều đẫm đầy không khí “âm thịnh dương suy”. Giải thưởng Goncourt danh giá 2009 được trao cho cô Marie Ndiaye với tiểu thuyết “Trois femmes puissantes”, được dịch là “Ba phụ nữ can đảm”. Còn trước đấy giải Nobel với truyền thống hiếm hoi phụ nữ đã thuộc về Herta Mueller, một bà người Đức với ngoại hình “Nhác trông nhờn nhợt màu da. Ăn gì cao lớn đẫy đà làm sao”. Rồi ở kinh tế rồi ở chính trị rồi ở gia đình, đàn bà hoặc bằng tài hoặc bằng sắc hoặc bằng những thứ siêu hình khó hiểu cũng đang dần dà thống lĩnh. Nói chung đàn bà bây giờ xứng danh “Tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”, vó lẽ khiếm khuyết duy nhất ở họ là không biết “Tu thân”.
    Đàn ông hôm nay trở nên rất đáng được thương, vì thế việc dành riêng cho họ một ngày là việc làm cần kíp. Trong những tháng năm tội nghiệp này họ chính là biểu tượng còn sót lại của tình thương, giống y như đàn bà đang mạnh mẽ là logo của tình yêu. Và tình yêu đang được thời cuộc ưu cái quá. Cứ thử hiện đại đọc thơ Việt mà xem, cứ thử hậu hiện đại nghe bài hát Việt mà xem, chỉ toàn tấp nập thấy những yêu là yêu. Đành rằng yêu là thiêng liêng, nhưng bất cứ cái gì vượt quá cũng trở thành quái. Chẳng đáng lo sao khi giá vàng thì dữ dội tăng lên còn tuổi của đám “má mì” thì thê thảm tụt xuống. Trong nhá nhem tình trường đương đại, đã manh nha xuất hiện bọn yêu nữ yêu quái yêu tinh.
    Đàn ông phải có một ngày, cũng như cuộc sống vô cảm hôm nay, tình thương mong manh phải có.
……………………………………………………………………………………………………………….
Nguyễn Việt Hà